Canada tiếp tục điều tàu chiến di quan eo biển Đài Loan, thách thức yêu sách “chủ quyền” phi pháp của TQ trên Biển Đông

Canada tiếp tục điều tàu chiến di quan eo biển Đài Loan, thách thức yêu sách “chủ quyền” phi pháp của TQ trên Biển Đông

Ngày đăng 24-06-2019

Hải quân Hoàng gia Canada (18/6) đã điều tàu khu trục Regina (FFH 334) tuần tra qua vùng eo biển Đài Loan trước khi đi vào vùng biển Hoa Đông.

\"\"/

Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho biết tàu hộ vệ Regina của hải quân Canada gần đây đi qua eo biển Đài Loan trong khuôn khổ chiến dịch tuần tra tự do hàng hải. Lực lượng phòng vệ Đài Loan đã được thông báo trước về kế hoạch tuàn tra của chiến hạm Canada.

Theo đó, tàu chiến của Canada tiến hành tuần tra tự do hàng hải ở khu vực eo biển Đài Loan trước khi tiến ra Biển Hoa Đông để tham gia sứ mệnh giám sát các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên. Theo giới quan sát, việc tàu chiến Canada đi qua eo biển Đài Loan là dấu hiệu cho thấy các đồng minh của Mỹ đang tăng cường thực hiện quyền tự do hàng hải tại những vùng biển quốc tế gần Trung Quốc nhằm thách thức yêu sách “chủ quyền” phi pháp của Bắc Kinh đối với 80% Biển Đông.

Trước đó, hải quân hoàng gia Canada (6/2) đã điều tàu hộ tống HMCS Ottawa, tàu hộ tồng HMCS Regina và tàu tiếp tế MV Asterix tham gia các hoạt động tại châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Ba tàu sẽ đến Trân Châu cảng ở Hawaii, sau đó tàu Ottawa tham dự cuộc tập trận chống ngầm với hải quân Mỹ rồi quay về Esquimalt sau khoảng một tháng. Tàu Regina và Asterix sẽ tiếp tục chuyến triển khai kéo dài 7 tháng và tham gia nhiều hoạt động huấn luyện, tập trận, thăm cảng các đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông. Chuẩn đô đốc Bob Auchterlonie, Tư lệnh hải quân Canada tại Thái Bình Dương cho biết, trong đợt triển khai lần này, tàu Regina sẽ đi qua một số vùng biển đang có tranh chấp bao gồm Biển Đông. Việc Canada điều tàu Regina tuần tra ở Biển Đông chứng tỏ sự quan tâm của Canada tại châu Á-Thái Bình Dương và nước này sẵn sàng ủng hộ các đồng minh, đối tác tại đây. “Canada hoạt động theo luật quốc tế tại những vùng biển tranh chấp như cách mà chúng tôi vẫn thường làm. Chúng tôi vẫn sẽ thực hiện những hoạt động quân sự thường lệ tại các vùng biển quốc tế”, chuẩn đô đốc Auchterlonie khẳng định.

Được biết, trong những năm gần đây, Canada đã có sự điều chỉnh chính sách liên quan vấn đề Biển Đông. Trước đây, để không làm ảnh hưởng quan hệ song phương với Trung Quốc, Canada thường hạn chế can thiệp và đưa ra những tuyên bố cụ thể về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, kể từ khi Trung Quốc gia tăng các hoạt động cải tạo đảo nhân tạo (phi pháp) và tiến hành quân sự hóa trên các thực thể này, Canada đã tích cực can dự và thể hiện quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Theo giới chuyên gia, Canada có thái độ cứng rắn trước những hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là do: Khu vực Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng liên quan vấn đề tự do hàng hải trong khu vực cũng như trên thế giới. Nếu tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông không được giải quyết và khi xảy ra xung đột quân sự trong khu vực nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nhiều nước. Canada cũng là một quốc gia buôn bán với các quốc gia châu Á Thái Bình Dương và cũng là một thành viên của TPP (Hiệp Định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương). Vì vậy, vấn đề Biển Đông có liên quan trực tiếp đến lợi ích và an ninh quốc gia của Canada. Không những vậy, Trung Quốc tiến hành các hoạt động đơn phương ở Biển Đông là vi phạm các quy định luật pháp quốc tế, Canada có trách nhiệm thông qua các hành động của mình để cảnh báo các nước trên thế giới thấy rõ âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, Canada là một quốc gia tôn trọng tự do dân chủ và luật pháp quốc tế nên Canada không thể là ngơ trước thực các quốc gia nhỏ như Indonesia, Philippines, Việt Nam có tranh chấp với Trung Quốc và bị Trung Quốc lấn lướt. Vì vậy, Canada phải có tiếng nói cùng với các đồng minh ngoại giao của mình ở khu vực Đông Nam Á.

Thời gian gần đây, Mỹ và các nước đồng minh liên tục điều tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan nhằm thách thức yêu sách “chủ quyền” phi pháp của Trung Quốc, cụ thể: (1) Hải quân Mỹ (24/1) đã điều 2 tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan. Đây là lần đầu tiên hải quân Mỹ thực hiện một chuyến tuần tra qua eo biển Đài Loan trong năm nay. Theo Reuters, hành động này cho thấy chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump hỗ trợ Đài Loan trong bối cảnh quan hệ giữa hòn đảo tự trị này với Trung Quốc đang gia tăng căng thẳng. (2) Hải quân Mỹ (28/4) tiếp tục điều 2 tàu khu trục đi qua eo biển Đài Loan nhằm thể hiện cam kết của Mỹ đối với Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Người phát ngôn Hạm đội 7 của quân đội Mỹ Clay Doss cho biết, Mỹ đã điều 2 tàu khu trục William P. Lawrence và Stethem đi qua eo biển Đài Loan nhằm thể hiện cam kết của Mỹ đối với Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, đồng thời xác nhận không có tương tác không an toàn hoặc không chuyên nghiệp đối với các tàu của quốc gia khác trong quá trình di chuyển. Đây là lần thứ 2 Mỹ điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan trong năm 2019. (3) Hải quân Pháp (6/4) đã điều tàu Vendemiaire thực hiện hành trình đi qua eo biển Đài Loan.

Trước việc Mỹ và đồng minh tăng cường hiện diện tàu chiến ở eo biển Đài Loan, Trung Quốc đều thể hiện thái độ khó chịu và đưa ra những tuyên bố “răn đe” các nước, cho rằng Mỹ và đồng minh đang tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Trung Quốc đã nhiều lần điều máy bay và tàu chiến diễn tập quanh hòn đảo và tìm cách cô lập Đài Loan, khiến hòn đảo này chỉ còn vài đồng minh ngoại giao. Ngay từ những ngày đầu năm 2019, Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm “thống nhất” với Đài Loan bằng bất cứ giá nào.

Bài Liên Quan

Leave a Comment