- Đoan Trang – 21 tháng 3, 2024
(Ảnh tác giả cung cấp)
Hầu hết cộng đồng người việt ở hải ngoại chỉ biết Tuấn Nguyễn – tác giả tượng đài chiến sĩ việt-mỹ được dựng nơi công viên sid goldstein, thuộc thành phố Westminster, California, nhưng trong giới nghệ thuật Hoa Kỳ, anh là một điêu khắc gia người Mỹ gốc Việt tài ba, với những tác phẩm mang dấu ấn đặc biệt.
Đường vượt biển đi tìm tự do
Tuấn Nguyễn được sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, và mang dòng máu hoàng tộc: Ba anh là kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Nhâm, một trong những kiến trúc sư nổi tiếng, quân nhân quân lực VNCH: ông ngoại của anh là Bửu Hoàng – đời thứ tư thế tộc phả Nguyễn Phước, theo cách đặt tên của Vua Minh Mạng.
Vợ chồng ông bà kiến trúc sư Nhâm có bảy người con, Tuấn Nguyễn là người thứ hai. Gia đình sống tại khu Nai Vàng Ngơ Ngác ở Thủ Đức, Sài Gòn. Những năm đầu đời của Tuấn đầy niềm vui cùng với cha mẹ, anh chị em và bằng hữu. Nhưng, như cuộc sống của hàng triệu con người sống tại miền Nam, gia đình của cậu bé Tuấn Nguyễn bị đảo lộn hoàn toàn vào ngày Sài Gòn sụp đổ – 30 Tháng Tư 1975.
Cha bị bắt đi “học tập cải tạo”, gia đình chia cắt, một thân một mình mẹ nuôi đàn con lây lất. Cuộc sống khắc nghiệt, lúc đó niềm khao khát mãnh liệt nổi lên trong con người cậu bé 12 tuổi, muốn thoát nhanh khỏi sự kìm kẹp của chế độ cộng sản. Mãi 11 năm sau, anh mới tìm được cách để thực hiện điều mình mong muốn. Nhưng cuộc vượt biên bất thành, anh bị bắt.
“Đó là năm 1986, con thuyền chở tôi và những người cùng chí hướng bị bắn, có người trúng đạn, chết ngay trên thuyền,” anh kể. “Tôi và một số sống sót bị tù, phải lao động cưỡng bức, đắp đập, trồng tràm,…”
Từ nhỏ Tuấn đã theo học nghề của cha, trong lớp anh hay làm tượng chơi, cho vui và cho bạn bè, nên những ngày bị tù đày, anh cũng làm tượng cho qua ngày đoạn tháng. Trong phòng giam có nền là đất sét đỏ, anh tạc nên những bức chân dung của bạn tù. Những tác phẩm khiến bạn tù của anh rất vui, anh cũng cảm thấy dễ chịu hơn, và thời gian như được rút ngắn. Sau sáu tháng bị nhốt trong trại tù và thêm tám tháng lao động khổ sai, anh được trả tự do.
Trở về với gia đình, được sự động viên của gia đình, nhất là người cha khi đó cũng đã được ra trại tù, anh có thêm cảm hứng để sáng tác. Nhưng trong thâm tâm, anh chưa ngày nào ngừng nghĩ về con đường đi tìm tự do. Một năm sau, anh thực hiện được ý định đó. Lần này, Tuấn vượt biên bằng đường bộ, qua ngả Châu Đốc. Sau hai tháng băng qua rừng rậm, cuối cùng anh đặt chân đến biên giới Campuchia. Anh ở Phnom Penh được sáu tháng, sau đó theo ghe qua Thái Lan, lưu lại trong trại tị nạn được một năm thì tới Philippines.
Những tháng năm trong trại tị nạn, anh học Anh ngữ, và dành thời gian cho sáng tác. “Lúc ở trại tị nạn Philippines, chỉ học rồi ngủ, chứ có làm gì đâu, nên tôi làm tượng,” Tuấn kể. “Tôi còn tổ chức triển lãm những tác phẩm của mình, là chân dung cô giáo dạy Anh ngữ, có bức bán được cả ngàn đôla, tôi đem tặng lại cho trại, để góp phần giúp người tị nạn.”
Kỷ niệm về những bức tượng đồng
Thủ phủ Sacramento của California là nơi đầu tiên Tuấn đặt chân đến. Thời gian đầu anh làm việc cho một xưởng đúc đồng, nhưng một năm sau thì chuyển xuống miền Nam California, vì được nhận một học bổng toàn phần trong vòng năm năm tại Học viện Nghệ thuật Nam California danh tiếng ở Laguna Beach.
Năm 1997 khi biết thành phố Westminster có cuộc thi về tượng đài chiến sĩ Việt-Mỹ, do ông Frank G. Fry, khi đó là nghị viên Thành phố Westminster, khởi xướng, anh dự thi. Theo yêu cầu của ban tổ chức, anh đúc bức tượng mẫu có hai người lính Việt-Mỹ đứng bắt tay nhau, nhưng đồng thời, anh tạc thêm một bức tượng khác. Khi bài của anh được chọn, anh thuyết phục ông Frank G. Fry làm mẫu tượng thứ hai. Bức tượng hai chiến sĩ Việt-Mỹ trong công trình Tưởng niệm Chiến tranh tại Westminster chính là tác phẩm mà điêu khắc gia Tuấn Nguyễn thuyết phục được ông Frank G. Fry và ban tổ chức cuộc thi.
Công trình khánh thành vào ngày 27 Tháng Tư 2003. Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Nhâm, thân phụ của điêu khắc gia Tuấn Nguyễn, viết trên Việt Báo:
“Từ ngàn xưa, tổ tiên loài người, mỗi khi dừng chân định cư một nơi nào, luôn luôn dựng một “trụ mốc” (totem) bằng đá hay một thân cây chạm trổ, ở nơi trang trọng nhất giữa bộ lạc. Mọi sinh hoạt từ cúng tế thần linh, đến hội hè ăn chơi nhảy múa hay xử tội đều tập trung quanh “trụ mốc”. Trụ mốc tượng trưng cho sự tồn vong của bộ lạc.
Mô hình tượng chiến sĩ Việt Mỹ (đặt tại công viên Sid Goldstein, Westminster, California) tác giả tặng nhạc sĩ Nam Lộc (Ảnh: Đoan Trang chụp tại nhà nhạc sĩ Nam Lộc)
Trụ mốc còn, bộ lạc còn và còn làm chủ nơi họ sinh sống, không ai chiếm cứ hay xâm lấn. Dựng trụ mốc để đánh dấu sự hiện diện của mình là tánh tự nhiên của loài người. Phi hành gia Armstrong cắm lá cờ Hoa Kỳ lên Mặt trăng cũng không ngoài ý nghĩa trên.
Công hầu khanh tướng như một giấc mơ đã tan thành mây khói nơi quê hương khi chúng ta bỏ đi đến đất nước này. Và chúng ta sắp một lần nữa bỏ lại tất cả mọi sở hữu – tất cả, khi chúng ta nằm xuống. Không mang theo được gì, nhưng có thể để lại một cái gì cho con cháu chúng ta, một cái gì như niềm hãnh diện, tự hào về cha ông của chúng, những người tiên phong vượt biển tìm đến vùng đất tự do này. Niềm tự hào đó giúp chúng tồn tại và phát triển cộng đồng Việt Nam ngày một tốt đẹp lành mạnh hơn, giúp chúng ta trở về với cội nguồn dân tộc…
Năm 2002, Frank G. Fry, với tư cách Thị trưởng Westminster, gọi Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ đặt tại thành phố Westminster, giữa lòng Little Saigon, là “biểu tượng của sự chữa lành” (a symbol of healing).
NĂM 1994, TUẤN NGUYỄN ĐƯỢC TẶNG HUÂN CHƯƠNG GLORIA CỦA HIỆP HỘI ĐIÊU KHẮC QUỐC GIA Ở NEW YORK. NĂM 1995, ANH ĐƯỢC CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT CALIFORNIA TẶNG HUY CHƯƠNG VÀNG VỀ ĐIÊU KHẮC. NHƯNG VỚI ANH, NIỀM VINH HẠNH NHẤT LÀ TÁC GIẢ BỨC TƯỢNG ĐỒNG HAI CHIẾN SĨ VIỆT- MỸ ĐẶT TẠI THÀNH PHỐ WESTMINSTER MIỀN NAM CALIFORNIA, VÀ SẮP TỚI LÀ Ở MIỀN BẮC, THÀNH PHỐ SAN JOSÉ.
Ngay sau khi thành phố Westminster có được “biểu tượng chữa lành”, thành phố San José, Bắc California cũng muốn có một tượng đài như thế. “San José tổ chức thi để dựng tượng đài chiến sĩ Việt-Mỹ, nhưng không có tác phẩm nào vừa ý, nên khi họ liên lạc trong thời gian đại dịch COVID-19 và hỏi liệu tôi có làm tượng đài ‘Thank you America’ đánh
dấu 50 năm mất Saigon được không, tôi nhận lời!” – Tuấn Nguyễn kể. Sau khi dự án được trình bày tại hội đồng nghệ thuật cộng đồng San José, Tháng Giêng 2023, bức tượng mẫu được duyệt. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào Tháng Ba 2024.
Một lần, khi nói về Tượng đài Chiến sĩ Việt-Mỹ, cựu nghị viên thành phố Westminster Tony Lâm nhắc đến tác giả và không ngớt lời ca ngợi: “Tôi rất quý cậu ấy, một điêu khắc gia tài ba, lại có tâm. Tôi còn nhớ, cậu ấy còn tạc bức tượng đồng chiến sĩ Việt-Mỹ cao 1 feet và tham gia triển lãm do Bộ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tổ chức. Hiện nay, nếu ai có dịp vào trong Ngũ Giác Đài, sẽ thấy bức tượng ấy.”
Năm 2002, Frank G. Fry, với tư cách Thị trưởng Westminster, gọi Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ đặt tại thành phố Westminster, giữa lòng Little Saigon, là “biểu tượng của sự chữa lành” (a symbol of healing).
Ngay sau khi thành phố Westminster có được “biểu tượng chữa lành”, thành phố San José, Bắc California cũng muốn có
một tượng đài như thế. “San José tổ chức thi để dựng tượng đài chiến sĩ Việt-Mỹ, nhưng không có tác phẩm nào vừa ý, nên khi họ liên lạc trong thời gian đại dịch COVID-19 và hỏi liệu tôi có làm tượng đài ‘Thank you America’ đánh
dấu 50 năm mất Saigon được không, tôi nhận lời!” – Tuấn Nguyễn kể. Sau khi dự án được trình bày tại hội đồng nghệ thuật cộng đồng San José, Tháng Giêng 2023, bức tượng mẫu được duyệt. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào Tháng Ba 2024.
Một lần, khi nói về Tượng đài Chiến sĩ Việt-Mỹ, cựu nghị viên thành phố Westminster Tony Lâm nhắc đến tác giả và không ngớt lời ca ngợi: “Tôi rất quý cậu ấy, một điêu khắc gia tài ba, lại có tâm. Tôi còn nhớ, cậu ấy còn tạc bức tượng đồng chiến sĩ Việt-Mỹ cao 1 feet và tham gia triển lãm do Bộ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tổ chức. Hiện nay, nếu ai có dịp vào trong Ngũ Giác Đài, sẽ thấy bức tượng ấy.”
Thiền để sống và sáng tạo
Tuấn Nguyễn kể, 20 năm trước, khi tự mình tậu được một ngôi nhà khang trang ở Nam California, anh đã dành riêng một phòng thiền. “Thiền đối với tôi như là hơi thở. Không thở, không sống được. Thiền để sống, và để sáng tạo. Thiền để tìm sự cân bằng, để bình tâm, và khi tâm trí bình an, bạn sẽ ngộ ra được nhiều điều, rõ ràng hơn.” Tuấn tâm sự, bất cứ lúc nào cảm thấy cần sự bình tâm, cần nói chuyện với Thượng Đế, anh bước vô phòng thiền. Anh tin rằng khi nói chuyện với Đấng Tối Cao, anh sẽ nhận được những lời khuyên, và khi tâm trí được khai sáng, anh biết mình cần làm gì, ngày mai nên như thế nào.
Ngoài các tác phẩm với hình dáng người lính, các tác phẩm điêu khắc khác của anh rất đời thực, nhưng vô cùng lãng mạn, chẳng hạn “Heaven and Earth”, “Romantic Harmony”, “Reflection”, “Embrace”,… Gần 20 năm qua, bộ sưu tập của Tuấn Nguyễn đã lên đến hàng trăm, được anh đem trưng bày tại các triển lãm trên toàn quốc. Anh nói anh có thể sáng tác bất cứ lúc nào cảm xúc tràn về, với nội dung về tình yêu hoặc về triết học âm-dương.
Xem các tác phẩm nghệ thuật của Tuấn Nguyễn, ít người nghĩ rằng anh lại chọn cuộc sống độc thân. “Cho tới giờ, tôi vẫn sống một mình,” anh tâm sự. “Có người đến, họ ở lâu; có người tới, rồi đi, tôi chấp nhận hết. Với tôi, nghệ thuật cũng vậy, tôi không ngồi suy nghĩ là mình sẽ sáng tạo cái gì, điều gì đến với tôi. Tôi để nguồn cảm hứng của mình thật tự do, không ép buộc, không gò bó. Trong hôn nhân cũng vậy, nếu bạn muốn lập gia đình, mà cuộc sống không diễn ra như mong muốn, bạn sẽ đau khổ. Nếu bạn ao ước có một tình yêu, nhưng tình yêu không đến, bạn sẽ buồn. Tôi thì không, vì tôi không tìm kiếm, nên tôi vẫn bình thường, vẫn vui khi không có. Tôi sống một mình nhưng không cô đơn.”
Tuấn vẫn ấp ủ một dự án mang tên “Vietnamese Refugee Memorial” về cuộc di tản của người Việt. Anh nói: “Đây không chỉ là ao ước của tôi, mà tôi nghĩ đó là niềm ước ao của người tị nạn hải ngoại. Dự án này bao gồm hình ảnh người Việt vượt biên, những kỷ vật, câu chuyện của người tị nạn, để lớp con cháu sau này hiểu được cha ông họ đã hy sinh như thế nào, qua đó, người trẻ mới thấy được giá trị của tự do, hãnh diện mình là người Việt Nam, và chỉ như thế họ mới đóng góp để cộng đồng Việt lớn mạnh và phát triển hơn.”
Để dự án này trở thành hiện thực, theo anh Tuấn, không dễ mà cũng không khó. “Quy mô đồ án rộng khoảng 10 acre,” anh cho biết. “Một mình tôi chắc chắn không thể làm được, nhưng mọi người cùng chung tay góp sức thì mọi thứ đều là chuyện nhỏ. Cái khó ở đây là làm sao để cộng đồng hiểu được vấn đề, cho đây là chuyện phải làm và mọi người đồng lòng cùng ngồi lại với nhau…” Quả thật, thế hệ thứ hai, thứ ba người Việt tị nạn đã bước sang tuổi trung niên, nếu không bắt tay thực hiện, ai sẽ dựng lại được các trang sử truyền thống cộng đồng người Việt tị nạn để những giá trị tinh thần, cội nguồn, văn hóa không bị mai một?
Tuấn nói anh là người thích sống “bên cánh gà”, không thích “lộ diện”, có chăng, chỉ là một vài bài viết ngắn trên báo Mỹ, nhưng lần này, qua câu chuyện của mình trên Saigon Nhỏ, anh thật sự trải lòng, và muốn truyền đi thông điệp rằng dân tị nạn là những người dũng cảm, dám làm tất cả vì cuộc sống tươi sáng, hướng thiện, cho thế hệ mình lẫn thế hệ tương lai.