Hồng Kông: Tổ chức phản kháng theo khả năng để tồn tại

Hồng Kông: Tổ chức phản kháng theo khả năng để tồn tại

Tú Anh Đăng ngày 06-11-2019 

\"media\"/

Cảnh xuống đường ở Hồng Kông, tối 05/11/2019.REUTERS/Tyrone Siu

Trong bối cảnh tổng thống Emmanuel Macron thăm Trung Quốc, quan hệ Paris- Bắc Kinh, khủng hoảng Hồng Kông và các hồ sơ châu Á chiếm những trang quan trọng trên báo Pháp hôm nay.

Trường kỳ kháng chiến

Sau gần năm tháng xuống đường kể cả gây bạo động, phong trào dân chủ Hồng Kông vẫn được công luận ủng hộ nhiệt tình. Đối phó với sức mạnh của Bắc Kinh, thế hệ trẻ cực đoan có một phương châm hành động trường kỳ, theo tường thuật của Le Monde.

Giới trẻ Hồng Kông tranh đấu như thế nào ? Le Monde cũng như truyền thông quốc tế đã nhiều lần đề cập đến chiến thuật « thị thủy » của Lý Tiểu Long. Lần này của đặc phái viên Brice Pedriletti tìm hiểu do đâu mà phong trào tranh đấu ngày càng cực đoan, thậm chí bạo động, mà vẫn được đa số công luận ủng hộ ? 70% lên án bạo lực cảnh sát, 40% cho là phe biểu tình quá bạo lực.

Trước hết, khi đi biểu tình,giới trẻ Hồng Kông phân công rõ ràng nhiệm vụ của từng nhóm, điều động nhau qua máy bộ đàm talkie-walkie hay điện thoại di động. Rút tỉa bài học Dù Vàng 2014, những người can đảm trang bị áo giáp lên tuyến đầu xung đột với cảnh sát, chụp lựu đạn cay ném lại. Nhóm hậu cần hướng dẫn di tản đồng đội bị ngạt thở và dựng rào cản đường cảnh sát. Rồi nhóm « ảo thuật gia phun lửa » cản hậu bằng bom xăng để đồng đội thóat hiểm.

Họ nhìn nhận có vi phạm pháp luật nhưng biện giải là không có cách nào khác để đương đầu với một chính quyền nhận lệnh của Bắc Kinh và để cho côn đồ xã hội đen tấn công người biểu tình. Cảnh sát Hồng Kông cũng thô bạo ở mức độ không cần thiết như là đánh đập người bị câu lưu. Một chi tiết nữa là cảnh sát Hồng Kông chống biểu tình không đeo tên và mã số.

Bất chấp hơi cay, bất chấp lệnh cấm biểu tình đeo mặt nạ và cấm biểu tình không xin phép, dân Hồng Kông khai thác mọi cơ hội để biểu dương tinh thần « kháng chiến » : đó là ý nghĩa các biểu ngữ hôm lễ Hallowen 31/10.

Một nhóm nữa, chia nhau ra nước ngoài vận động công luận và các chính quyền quốc tế.

Cùng lúc đó, nhóm nghị viên lập pháp thân dân chủ « không đi biểu tình, không ném bom xăng », nhưng công khai ủng hộ yêu sách 5 điểm của phong trào xuống đường. Nhượng bộ thứ nhất của chính quyền, về luật dẫn độ, đến quá trể. Từ nay, chế độ thấy rõ là cả một thế hệ đã đứng lên, theo nhận định của một nghị viên của đảng Công Dân.

Hai đối tượng bị tấn công hiện nay là cảnh sát và các công ty hay cửa hiệu của người Hoa Lục hay của nhà nước Trung Quốc.

Cũng theo Le Monde, để phong trào không bị chia rẽ, công tác « điều chỉnh » chiến thuật được tổ chức ngay sau mỗi ngày hành động qua diễn đàn LIHKG. Kết quả là những người ôn hoà ở phía sau thông hiểu cho những người trên tuyến đầu, những người trên tuyến đầu thì tránh lập lại những hành động thái quá như sau vụ chiếm đóng phi trường. Nhờ vào phương châm này, phong trào vẫn mạnh và được thông cảm cho dù cực đoan hóa.

Trong số 3000 người bị bắt, đa số đóng tiền thế chân trong khi chờ ra tòa, thì ít nhất một phần ba là học sinh dưới 18 tuổi. Xu hướng tranh đấu cực đoan của họ thường xuất phát từ gia đình. Le Monde đương cử trường hợp một học sinh tên Alex. Alex than phiền tâm lý mâu thuẫn của cha mẹ. Họ bỏ Hoa Lục sang Hồng Kông để tìm cuộc sống tốt đẹp nhưng lại tiếp tục tin vào đảng Cộng Sản và ngưng cho con tiền ăn sáng khi biết thằng con xuống đường vì dân chủ.

Bài Liên Quan

Leave a Comment