Ồn ào sách Cánh Diều: Ba nguyên nhân nhưng chỉ một sơ sót?

Ồn ào sách Cánh Diều: Ba nguyên nhân nhưng chỉ một sơ sót?

  • Quốc Phương
  • BBC News Tiếng Việt

5 giờ trước

\"sinh
Chụp lại hình ảnh,Giáo dục là vấn đề được quan tâm ở Việt Nam

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến việc công luận chú ý, trong đó có nhiều khen chê trái chiều xoay quan bộ sách giảng dạy tiếng Việt của nhóm Cánh Diều do NXB Đại học Sư phạm xuất bản tại Việt Nam, theo một chuyên gia giáo dục học từ Sài Gòn.

Tuy nhiên, trong số những nguyên nhân gây chú ý chỉ có một là \’sơ sót\’, trong khi cũng có điều đáng \’khen\’ vẫn theo ý kiến này.

Hôm thứ Năm, 16/10/2020, khi được hỏi có thể đánh giá thế nào về vấn đề, nguyên nhân chính mà các cuốn sách của nhóm Cánh Diều gặp phải và nên xử lý thế nào, từ đâu, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh, Phó giám đốc (học thuật) của Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ Chất lượng giáo dục (EQTS) thuộc Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam, nêu quan điểm riêng với BBC.

\”Theo tôi, có ba nguyên nhân chính: ngữ liệu được chọn có một vài hạt sạn nhỏ (từ địa phương, từ thông tục); nội dung sử dụng nhiều truyện ngụ ngôn được chỉnh sửa không hợp ý người đọc; và phương pháp giảng dạy mới, khiến một số giáo viên không quen và gặp khó khăn trong lúc mới sử dụng.

\”Trong ba nguyên nhân trên thì chỉ có nguyên nhân đầu có thể xem là sơ sót. Nếu chuyên nghiệp hơn thì cần có những quy định về tiêu chuẩn chọn ngữ liệu (ví dụ như tránh từ địa phương, nếu buộc phải dùng thì cần chú thích).

Nguyên nhân thứ hai liên quan đến \”khẩu vị\” của người đọc nên không đáng gọi là sai sót.

Nguyên nhân thứ ba thật ra phải xem là ưu điểm; vấn đề ở đây không phải là cuốn sách tiếng Việt mà là việc chuẩn bị tập huấn phương pháp cho giáo viên.

\"Sách

Có gì cần rút kinh nghiệm?

Trước câu hỏi có thể góp ý gì để rút kinh nghiệm thêm về phương pháp luận nói chung đối với các nhà soạn thảo sách giáo khoa, như trường hợp này là SGK dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1, Tiến sỹ Vụ Thị Phương Anh nói:

\”Cần xây dựng các quy định rõ ràng, chi tiết, kỹ lưỡng về chuẩn mực liên quan đến việc chọn ngữ liệu và nội dung bài đọc, chú trọng mục tiêu dạy học và tâm lý của trẻ em lớp 1.

\”Những quy định này cần được phổ biến công khai, có thể bằng cách đưa lên trang mạng của Bộ Giáo dục & Đào tạo chẳng hạn. Như thế, quá trình xây dựng, thẩm định và lựa chọn giáo trình sẽ được công khai, minh bạch và tránh được sự nhiễu loạn dư luận như vừa qua.\”

Là một người đã từng đi học ở miền Nam Việt Nam trước 30/4/1970, khi được hỏi có thể học hỏi được điều gì hữu ích từ việc soạn sách giáo khoa, dạy và học tiếng Việt ở tiểu học ở miền Nam Việt Nam trước đây, bà Phương Anh đáp:

\”Ký ức thì bao giờ cũng đẹp, nên nhận xét của tôi về sách giáo khoa tiểu học thời Việt Nam Cộng Hòa có thể có chút ít thiên vị chăng. Nhưng tôi cho rằng việc đáng học hỏi nhất là việc khéo léo lựa chọn ngữ liệu để vừa luyện tập âm, vần và chính tả, vừa chở những bài học đạo đức nhẹ nhàng phù hợp với tâm lý trẻ em và quan điểm đạo đức của đa số người vốn ảnh hưởng văn hóa Khổng – Mạnh.

\”Tuy nhiên, đó chỉ là một khía cạnh của việc dạy tiếng Việt; tôi không dám chắc rằng cách dạy trước đây có giúp cho học sinh dễ dàng nhận biết mặt chữ và biết ghép vần, viết đúng chính tả … dễ dàng hơn hiện nay hay không.

\”Quả thật có mới mẻ\”?

Khi được đề nghị bình luận về vai trò của triết lý giáo dục trong việc soạn sách dạy tiếng Việt cho học sinh lớp một, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh bình luận:

\”Theo tôi thì chắc chắn bất cứ cuốn sách giáo khoa nào cũng chứa trong nó một quan điểm hoặc dùng từ to tát hơn là triết lý về giáo dục. Việc cẩn trọng lựa chọn ngữ liệu sao cho trang trọng đẹp đẽ, nội dung chứa đựng những bài học đạo đức luân lý thể hiện một quan điểm về giáo dục khác hẳn với quan điểm của một cuốn sách giáo khoa tiếng Việt đặt trọng tâm vào việc cung cấp thật nhiều ngữ liệu như những bài tập rèn luyện giúp học sinh nhanh chóng nhận được mặt chữ, ghép được vần, và nhanh chóng đọc được tiếng Việt trong sách báo.

Một bên nhắm đến mục đích lâu dài là dạy người, bên kia nhắm đến mục tiêu cụ thể của môn học tiếng Việt lớp 1. Nhưng tôi không cho rằng quan điểm nào là đương nhiên tốt hơn hoặc đúng, mà tùy thuộc vào tình hình cụ thể, nhu cầu của người học hoặc mục đích của nhà trường. Nếu học sinh ngày nay lên đến lớp 12 vẫn còn viết sai chính tả và có một cuốn sách tiếng Việt giúp học sinh lớp 1 nhanh chóng đọc thông viết thạo tiếng Việt thì tại sao chúng ta lại không dùng cơ chứ?

Cuối cùng, tôi có một điều muốn nói thêm, đó là cuốn sách tiếng Việt lớp 1 của Cánh Diều đã được đưa lên mạng và tôi đã đọc qua, thì thấy quả thật là có phương pháp mới mẻ hơn trước đây.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi một hội luận tại Bàn Tròn Thứ Năm của BBC News Tiếng Việt với nội dung có liên quan chủ đề nói trên.

Bài Liên Quan

Leave a Comment