Hà Nội: Y án ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm trong nước mắt thân nhân

3 giờ trước

\"Nguyễn
Chụp lại hình ảnh,Đoàn luật sư bào chữa cùng gia đình, người thân, bạn bè của hai nhà hoạt động Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm

Gia đình của hai nhà hoạt động Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm đều chỉ có thể đứng trực chờ ngoài cổng tòa để nhìn thấy người thân của mình sau khi tòa tuyên án.

Nhận xét với BBC về phiên tòa, luật sư Đặng Đình Mạnh – một trong những người tham gia bào chữa cho ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm nói tòa tuyên y án sơ thẩm và nhiều khả năng, phiên xử sắp tới của nhà hoạt động Phạm Đoan Trang cũng có chung một kết cục.

Theo đó, ông Trịnh Bá Phương bị tuyên 10 năm tù giam và 5 năm quản chế. Bà Nguyễn Thị Tâm chịu mức án sáu năm tù giam và ba năm quản chế với tội danh \”phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước\” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.

Nỗi lòng người thân

Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 18/8, Trịnh Thị Thảo, em gái Trịnh Bá Phương nói:

\”Chúng tôi là người thân nhưng không được phép vào, cả ngày phải lang thang xung quanh tòa và cứ liên tiếp bị đuổi đi. Tới khi anh Phương được áp giải ra thì tôi đứng canh ở phía xa mới thấy được anh trai mình bằng da bằng thịt. Tôi bật khóc khi thấy anh vì thương anh và vì uất nghẹn bởi bản án bất công,\”

Trong video bà Thảo quay được hôm 17/8, khi công an đưa ông Trịnh Bá Phương rời khỏi tòa thì nhiều người đã hô vang \”Trịnh Bá Phương vô tội\” và \”Đả đảo phiên tòa bất công.\”

\"Nhiều
Chụp lại hình ảnh,Nhiều người dân đến tòa để ủng hộ tinh thần cho gia đình hai nhà hoạt động cũng không được vào dự

Bà Thảo viết trên Facebook: \”Phiên toà phúc thẩm này diễn ra thì tất cả đều đoán trước được bản án dành cho anh Phương, án này là án bỏ túi. Khi kết thúc phiên toà anh Phương bị còng tay ra phía sau giải ra ngoài để đưa về trại mà xe chở phải ghé sát xe vào phòng xử, khi người thân gọi anh ấy thì hàng chục công an bị vội vàng đẩy anh ấy lên xe một cách thô bạo,\”

Bà Đỗ Thị Thu nói với BBC rằng, gia đình bà đã dự đoán trước việc y án vì hiểu rằng chồng minh sẽ giữ vững tinh thần và không cúi đầu nhận tội. \”Tôi chỉ mong dư luận, các tổ chức quốc tế có thể quan tâm đến anh Phương, hiểu cho con đường anh ấy chọn,\” bà Thu nói.

Theo lời kể của bà Thu, từ khi chồng bà bị bắt vào ngày 24/6/2020 tới giờ đã tròn hai năm hai tháng nhưng cả gia đình bà đều không được phép thăm gặp.

\”Tôi chỉ được nhìn chồng mình qua chắn song sắt bên ngoài tòa án với khoảng cách vài chục mét trong vòng chưa đầy 4-5 giây,\” bà Thu mô tả.

\"Quang
Chụp lại hình ảnh,Gia đình ông Trịnh Bá Phương cố gắng quay những giây phút ngắn ngủi khi ông bị áp giải ra xe trở về nơi giam giữ

Cùng cảnh ngộ, con gái của bà Nguyễn Thị Tâm viết trên Facebook:

\”2008, phiên tòa đầu tiên, mẹ bị vu cáo tội danh không liên quan. Kết thúc phiên tòa, mẹ được trở về sau 5 tháng 10 ngày bị tạm giam, ra ngoài cổng tòa mẹ ôm bọn con, ôm mọi người trong nước mắt.

\”2022, kết thúc tòa, chỉ có em trai con kịp nhìn thấy mẹ một chút và gọi mẹ trong vô vọng theo xe. Còn con và em gái không thể tới gần cổng tòa, con không được nhìn thấy mẹ, con không được gọi mẹ….\”

Phiên tòa công khai nhưng cấm thân nhân

Tổ chức phi lợi nhuận Dự án 88 (The 88 Project) nói với BBC News Tiếng Việt 16/8 rằng kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy gia đình của các tù nhân chính trị sẽ bị từ chối tham dự các phiên tòa này dù xét xử công khai.

Bà Đỗ Thị Thu tường thuật với BBC trước phiên xử bà đã làm đơn xin tham dự tòa hai lần nhưng không nhận được phản hồi.

Bà cùng em chồng và bố chồng đều bị ngăn cản không cho vào dự phiên toà. Theo lời bà Thu, một trong những người mặc thường phục đứng ở khu vực toà án đã ra tay đánh bà.

\”Tôi cùng em chồng đã trình bày tôi là vợ của anh Trịnh Bá Phương nhưng những người đó không cho tôi vào vì không có giấy mời trong khi phiên toà xét xử công khai và tôi là người thân. Một tên đã nắm thóp lôi tôi ra ngoài, hắn còn tát vào mặt tôi,\” bà Thu kể lại.

Bà Trịnh Thị Thảo cũng xác nhận với BBC chị dâu bị tát vào mặt khiến cả hai phải rời khỏi khu vực tòa án. Theo mô tả của bà Thảo, người đàn ông mặc áo thun nửa xanh đen, nửa trắng và đeo khẩu trang đã tát bà Thu khi tưởng bà Thu dùng điện thoại ghi hình và đuổi hai chị em bà đi.

\”Tôi và vợ anh Phương đã phải rời khỏi nhà trước hai ngày với mong muốn sẽ đến được cổng toà, để khi xe chở anh Phương qua sẽ gọi anh ấy được một câu để anh biết rằng sẽ luôn có gia đình, bạn bè, bà con bên cạnh. Nhưng khi đến toà chúng tôi đã bị vài chục tên an ninh mặc thường phục lăng mạ, chửi bới, một tên đã tát vợ anh Phương,\” bà Thảo kể.

Đồng Tâm: \’Đại diện sứ quán Mỹ đã trao đồi gì với tôi?\’

Trên Facebook, con gái bà Nguyễn Thị Tâm cũng chia sẻ tương tự: \”Tòa công khai nhưng chồng và các con tới tòa thì bị đuổi, không được tới gần cổng tòa.\”

\”Chúng tôi với tư cách là người thân của người bị đưa ra xét xử CÔNG KHAI đều bị gây khó dễ, cản trở, \”tác động vật lý\” khi muốn tới gần cổng tòa án, chỉ để được gọi tên người thân của mình, được nhìn thấy họ dù chỉ một lát.

\”Vậy là phiên tòa phúc thẩm, xét xử hai người nông dân chân lấm tay bùn, thấp cổ bé họng với tội danh chống phá Nhà nước đã khép lại trong tiếng phản đối của người dân yêu nước, đứng về lẽ phải…\” cô viết.

Thông tin cơ bản

Luật sư Luân Lê cũng là người bào chữa cho cả hai nhà hoạt động viết trên Facebook sau phiên tòa:

\”Vẫn với một tinh thần mạnh mẽ nhưng trầm tĩnh hơn, những phần tự bào chữa của Phương (khá dài) đi vào sự cụ thể đối với từng nội dung của mỗi cáo buộc, cho thấy ông đã không chỉ nắm rõ vấn đề mà còn nói lên khả năng xử lý thật đáng làm người ta phải kinh ngạc, dẫu ông không được tiếp cận và đọc hồ sơ vụ án theo quy định.

\”Cả hai người đều bình thản đón nhận bản án được tuyên, tuy nhiên riêng bà Tâm lớn tiếng phản đối kết quả được áp lên bà khi lời ông chủ toạ vừa tuyên bố bế mạc phiên toà. Ông Phương chỉ cúi đầu cười cảm ơn các luật sư lúc bị dẫn ra xe thùng với một tâm thế hoàn toàn bình thản,\” luật sư viết.

\"Trịnh
Chụp lại hình ảnh,Trịnh Bá Phương (ở giữa) bị bắt ngày 24/6/2020 cùng mẹ là bà Cấn Thị Thêu (bên phải) và em trai Trịnh Bá Tư (bên trái). Cả gia đình làm nông, trở thành nhà hoạt động đấu tranh đòi quyền đất cho cả thôn Dương Nội, Hà Nội, khi chính phủ tịch thu đất ruộng của họ và đền bù với giá rẻ

Ông Trịnh Bá Phương, sinh năm 1985, và bà Nguyễn Thị Tâm, sinh năm 1972, cùng ở xã Dương Nội, ngoại thành Hà Nội, cùng bị bắt trong ngày 24/6/2020. Cả hai đều là nông dân, đấu tranh giành lại đất đai cho những người dân ở Dương Nội.

Trong phiên toà hồi 15/12 năm ngoái, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên ông Trịnh Bá Phương 10 năm tù giam và 5 năm quản chế còn bà Nguyễn Thị Tâm chịu mức án sáu năm tù giam và ba năm quản chế.

Ông Trịnh Bá Phương cùng em trai là Trịnh Bá Tư cũng là những người tiên phong trong việc cung cấp thông tin về sự việc Đồng Tâm hồi tháng 1/2020 cho báo chí trong và ngoài nước.

Bà Cấn Thị Thêu (mẹ của ông Phương) và Trịnh Bá Tư (em trai ông) đã bị xét xử trong một phiên toà riêng biệt hồi tháng 5 năm 2021, mỗi người bị xử tám năm tù giam.

Truyền thông nhà nước \’lên án\’

Trong thời gian xảy ra tranh chấp đất dẫn tới cuộc tấn công vũ trang của nhà chức trách vào xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đầu năm 2020, ông Trịnh Bá Phương bị cho là đã đăng tải các thông tin \”từ bên trong\” nhóm nông dân đấu tranh, giới thiệu với công chúng.

Một trang báo VN viết:

\”Những thông tin và nội dung phát tán, chia sẻ này đã xuyên tạc, bịa đặt tình hình diễn ra tại Đồng Tâm, phỉ báng chính quyền nhân dân, kích động nhân dân chống đối chính quyền, thóa mạ, hạ uy tín lực lượng chức năng, xúc phạm uy tín danh dự của người khác, gây hoang mang trong nhân dân, nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.\”

\”Các thông tin và nội dung phát tán của Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm đã thu hút nhiều lượt người xem, tương tác, chia sẻ, bình luận có nội dung tiêu cực, phản đối chính quyền, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước,\” bài trên Tintuc.vn viết hôm 17/08/2022 khi đưa tin về phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội.

Nhiều nhà quan sát tại Việt Nam và nước ngoài đã chỉ ra rằng có không ít các vụ án liên quan đến đất đai ở Việt Nam là hệ quả của chính sách đất bất cập, nhưng xung khắc không tìm ra lối thoát bình thường nên biến thành vụ việc đáng tiếc.

Mặt khác, bộ máy nhà nước thường có thói quen hình sự hóa vấn đề, gây đau thương cho nhiều gia đình bị cho là \”chống đối\” trong khi xét về mặt giai cấp theo quan điểm cộng sản thì họ chính là nông dân, tầng lớp \’lãnh đạo\’ ở quốc gia XHCN là Việt Nam.

Cùng lúc, việc khai thác đất và chiếm đoạt đất của các nhóm lợi ích trong kinh tế thị trường lại khá dễ dàng, tạo cảm giác bất công trong một phần dư luận không được hưởng lợi từ thay đổi kinh tế.

Bài Liên Quan

Leave a Comment