Tập Cận Bình nói ‘Không để bất kỳ ai can thiệp’ vào bước tiến của TQ và Việt Nam

\"TTXVN\"/
Chụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

1 tháng 11 2022

Hôm thứ Hai, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng cả hai nước và hai Đảng Cộng sản \”không bao giờ để bất kỳ ai can thiệp\” vào tiến trình của đôi bên, đài truyền hình nhà nước CCTV đưa tin.

Thông điệp nhấn mạnh việc chống lại sự can thiệp từ bên ngoài được ông Tập Cận Bình đưa ra đưa ra trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan, xung đột Ukraine, thương mại và những vấn đề khác.

Ông Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên có chuyến công du đến Bắc Kinh sau khi ông Tập tiếp tục nhiệm kỳ Tổng bí thư thứ ba – vốn phá vỡ tiền lệ tại Đại hội đảng lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng này.

Tuy nhiên, lịch trình chuyến thăm ban đầu là từ 30/10-2/11 nhưng sau đó đã được rút lại, chỉ đến ngày 1/11. Hiện chưa rõ lý do chương trình nghị sự bị rút ngắn, nhiều người lo ngại về sức khoẻ vị Tổng bí thư 78 tuổi của Đảng Cộng sản Việt Nam.

\’Không để bất kỳ ai can thiệp\’

Phát biểu tại lễ tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh:

\”Sự phát triển của sự nghiệp tiến bộ nhân loại là một quá trình dài và quanh co, và sự phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa phải đối mặt với một môi trường quốc tế rất phức tạp cùng những rủi ro và thách thức nghiêm \”, ông ập nói, theo CCTV.

 \”Hai đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam cần kiên định hành động vì hạnh phúc của nhân dân và sự tiến bộ của nhân loại, đẩy mạnh hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa bằng tất cả nguồn lực của mình, và không bao giờ để bất kỳ ai can thiệp vào bước tiến của chúng ta hoặc để bất kỳ thế lực nào làm lung lay nền tảng thể chế trong sự phát triển của chúng ta,\” ông Tập nói thêm, theo CCTV.

\"BBC\"/

Trước đó, bình luận với BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Carl Thayer cho rằng, hai nhà lãnh đạo đảng Cộng sản sẽ chú trọng vào đường hướng tương lai của hai đảng và các cam đoan lẫn nhau rằng đôi bên đều đoàn kết xã hội chủ nghĩa.

\”Tập Cận Bình sẽ nêu vấn đề lo ngại về sự nhúng tay của Mỹ vào các vấn đề đối nội của Việt Nam nhằm làm thay đổi chế độ. Ông Tập cũng sẽ đảm bảo với ông Trọng rằng Trung Quốc sẽ không tìm cách phá hoại hệ thống chính trị của Việt Nam,\” theo ông Carl Thayer.

Còn Tiến sĩ Alexander Vuving dự đoán rằng, Trung Quốc có thể nhấn mạnh nhu cầu \”xích lại gần nhau\” trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo đảng.

\”Đây là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Đảng này nhằm kéo Việt Nam xích lại gần mình hơn, gây hại mối quan hệ Việt – Mỹ.\” 

\”Chính sách cây tre của Việt Nam ứng phó giữa các cường quốc là khả thi trong suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh vì hậu Chiến tranh Lạnh, các cường quốc tập trung vào việc hợp tác hơn là cạnh tranh lẫn nhau,\”

\”Do đó, áp lực chọn đứng về phe nào chưa bao giờ mạnh đến mức phải phá vỡ mạng lưới quan hệ đối tác của Việt Nam với các cường quốc. Nhưng thời kỳ này đã qua,\”

\”Sau ngày 24 tháng 2 năm nay, mạng lưới ngoại giao cây tre đó của Việt Nam đã bị xé toạc. Cả Trung Quốc và Nga đều gia tăng sức ép buộc Việt Nam phải đứng về phía họ,\” ông Vuving phân tích.

Sự thân tình \’bất thường\’?

Chủ tịch Trung Quốc còn khẳng định Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là \”người bạn tốt, chân thành\” của Trung Quốc, \”người định hướng và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam trong thời đại mới\”.

Theo đó, ông Trọng được trao Huân chương Hữu nghị, một biểu tượng cho tình cảm sâu sắc, niềm hy vọng cùng theo đuổi tương lai tốt đẹp hơn của hai bên.

\”Tôi tin rằng phần thưởng cao quý này là nguồn động viên rất lớn đối với việc chúng ta tiếp tục củng cố, phát triển hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc\”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu.

Trong video chiếu về buổi gặp gỡ, cả ông Tập Cận Bình lẫn ông Nguyễn Phú Trọng đều không đeo khẩu trang. Hai nhà lãnh đạo bắt tay và ôm nhau trước khi tham gia lễ đón trên truyền hình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Trang Reuters bình luận, cho đây là một sự thể hiện bất thường về mối thân tình giữa ông Tập với một lãnh đạo khác, đặc biệt là khi Trung Quốc vẫn kiên trì với các biện pháp nghiêm ngặt phong toả Covid.

Chuyến thăm của ông Trọng – người nắm nhiều quyền lực hơn cả chủ tịch nước hay thủ tướng Việt Nam – là một màn trình diễn thể hiện của sự đoàn kết của hai đảng cộng sản.

Theo cây bút bình luận chính trị David Hutt, đối với Trung Quốc, có vẻ mời ông Trọng với tư cách là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh sau Đại hội là một lựa chọn an toàn.

\”Người đến thăm đầu tiên có thể là Thủ tướng Đức Olaf Scholz, nhưng tôi rõ là Đức lẫn Trung Quốc không muốn làm vậy. Hoặc cũng có thể là Vladimir Putin nhưng hãy hình dung phản ứng của quốc tế sẽ ra sao. Vì vậy, ông Trọng là nhân vật không gây tranh cãi để Tập Cận Bình mời trước tiên.

\”Còn với ông Trọng, ông ta không thể thực sự từ chối lời đề nghị đến thăm Bắc Kinh này và vì ông không còn là chủ tịch nước. Ông Trọng có thể khẳng định rằng đây không phải là cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia mà chỉ là cuộc gặp giữa các tổng bí thư của hai đảng cộng sản mà thôi,\” nhà báo David Hutt bình luận.

Theo BBC ghi nhận, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình đã có năm lần gặp gỡ nhau trước chuyến đi Bắc Kinh này.

Thủ tướng Pakistan, Shehbaz Sharif và Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, cũng sẽ thăm Trung Quốc trong tuần này.

Bàn về vấn đề Biển Đông

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nguồn nhập khẩu chính cho nền kinh tế đang phát triển nhanh của nước này, bao gồm cả nguyên liệu thô và máy móc cho lĩnh vực sản xuất quan trọng.

Theo số liệu chính thức của Việt Nam, thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng 10,2% trong chín tháng đầu năm nay so với năm trước đó lên 132,38 tỷ USD, gần 70% trong số đó nhập khẩu vào Việt Nam.

Reuters bình luận: \”Dù hai nước  có lịch sử nghi kị và tranh chấp lãnh thổ lâu đời, bao gồm cả các đảo và vùng biển trên Biển Đông, Đảng Cộng sản hai bên vẫn giữ thân tình.\”

Trước đó, bình luận trên Nikkei, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng vấn đề Biển Đông là rủi ro an ninh tồi tệ nhất đối với Việt Nam.

Về vấn đề trên, hai vị Tổng Bí thư cùng cho rằng đây là vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, việc duy trì hòa bình, ổn định trên biển có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cả hai Đảng, hai nước.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên tuân thủ nhận thức chung cấp cao, tôn trọng lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau, giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Giáo sư Carl Thayer nói thêm, Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý các nguyên tắc cơ bản về giải quyết các tranh chấp trên biển. Hiện họ có ba nhóm làm việc để thảo luận các vấn đề liên quan đến hàng hải. Hai bên sẽ nhắc lại cam kết giải quyết tranh chấp một cách hoà bình này và giữ nguyên hiện trạng vốn có. Kể từ năm 2017-18, Việt Nam ngừng các hoạt động thăm dò dầu khí của các công ty nước ngoài và tình hình ở Biển Đông vẫn ổn định.

Việt Nam và Trung Quốc là một trong năm quốc gia cuối cùng trên thế giới do cộng sản điều hành, cùng với Cuba, Lào và Bắc Hàn.

Bài Liên Quan

Leave a Comment