Giảm phụ thuộc nguồn vải từ TQ, ngành dệt may Việt Nam sẽ thu lợi hàng tỉ đô

Giảm phụ thuộc nguồn vải từ Trung Quốc, ngành dệt may Việt Nam sẽ thu lợi hàng tỉ đô

.

\"\"
Các công nhân tại một xưởng may ở Hà Nội ngày 24/5/2019. AFP

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã chi gần 3,8 tỉ USD mua vải từ Trung Quốc, tăng hơn 10 % so với năm ngoái, khiến Trung Quốc hiện đang là quốc gia cung cấp vải may mặc lớn nhất cho Việt Nam với 60% tổng lượng vải may mặc nhập khẩu.

Truyền thông trong nước loan tin ngày 5 tháng 8 cho biết nước đứng thứ nhì cung cấp vải may mặc cho Việt Nam là Hàn Quốc với 16% tổng lượng, kế tiếp là Đài Loan với 12% tổng lượng, và cuối cùng là Nhật chiếm 5,8%.

Báo Thanh Niên đưa tin, trong nửa đầu năm 2019, nhóm hàng vải may mặc các loại nhập khẩu vào Việt Nam đạt hơn 6,5 tỉ USD, chiếm 5,4% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước.

Theo đó, với tỷ lệ vải nhập từ nước ngoài lớn như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó tận dụng được ưu đãi về thuế theo Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Báo Thanh Niên dẫn lời ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam – EU tại TP.HCM cuối tháng 7 qua cho rằng vướng mắc lớn nhất của hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam là nguồn nguyên liệu vải phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, quốc gia không phải là thành viên EVFTA.

Theo EVFTA, để được cắt giảm thuế, nguyên liệu ngành may mặc phải đảm bảo được xuất xứ. Quy tắc cộng gộp của EVFTA chỉ chấp nhận sợi được nhập từ Trung Quốc nhưng vải phải được làm từ Việt Nam.

Cũng theo ông Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nếu giảm phụ thuộc vải từ Trung Quốc, Việt Nam sẽ thu hàng tỉ USD lợi từ đơn hàng dệt may của EU trong tương lai gần.

Ông Vũ Đức Giang cũng cho rằng chính phủ và các địa phương cần hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp nhằm phát triển phần cung bị thiếu hụt.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chỉ ra thực trạng các địa phương lo ngại ô nhiễm môi trường đối với các dự án dệt, nhuộm hiện nay, nhưng mặt khác cũng tin tưởng có những nhà đầu tư công nghệ tiên tiến cho việc xử lý nước thải dệt, nhuộm.

Nguồn: RFA

Bài Liên Quan

Leave a Comment