Tổng thống Mỹ bị cáo buộc đặt lợi ích chiến lược lên trên vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và Ấn Độ

Ngày 11/09/2023, tổng thống Mỹ Joe Biden kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam sau khi hai nước thông báo nâng cấp quan hệ song phương lên thành « Đối tác Chiến lược Toàn diện ». Tuy nhiên, giới đấu tranh nhân quyền cáo buộc chính quyền Biden ưu tiên cho các lợi ích chiến lược, xem nhẹ vấn đề nhân quyền.

Đăng ngày: 12/09/2023

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 11/09/2023.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 11/09/2023. REUTERS – EVELYN HOCKSTEIN

Minh Anh

Theo Reuters, chuyến thăm Việt Nam hai ngày 10-11/09 và trước đó là Ấn Độ, ngày 08 và 09/09 đã cho phép Hoa Kỳ thắt chặt quan hệ với các nước, có thể giúp Washington làm đối trọng để kềm hãm đà đi lên của Trung Quốc.

Hoa Kỳ không những nâng cấp quan hệ với Việt Nam, mà còn tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao như mây điện tử, linh kiện bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Nhà Trắng còn đúc kết một thỏa thuận bán 50 chiếc Boeing 737 Max cho hãng hàng không Vietnam Airlines trị giá 7,8 tỷ đô la.

Theo quan sát của giới đấu tranh nhân quyền, bản tin về chuyến công du Hà Nội của Nhà Trắng gồm hơn 2.600 từ, nhưng lĩnh vực nhân quyền chỉ chiếm có 112 từ, bao gồm cả những tựa nhỏ.

Bị báo chí chất vấn ở Hà Nội, tổng thống Biden cho biết đã đề cập chủ đề này với « tất cả những ai » mà ông gặp. Tại Ấn Độ, vấn đề nhân quyền đã không được đề cập công khai, nhưng trong cuộc họp báo ở Hà Nội, nguyên thủ Mỹ tuyên bố có nhấn mạnh tầm quan trọng việc tôn trọng nhân quyền và tự do báo chí với thủ tướng Ấn Độ Modi.

Theo tổ chức Human Rights Watch, việc đề cập riêng những chủ đề này là chưa đủ vì cả Ấn Độ và Việt Nam đều bị cáo buộc vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, như nạn phân biệt sắc tộc ở Ấn Độ hay chống lại các quyền công dân và chính trị cơ bản ở Việt Nam.

Bài Liên Quan

Leave a Comment