Chuyên gia nhân quyền LHQ quan ngại về sức khoẻ của TNLT Lê Hữu Minh Tuấn

RFA
2024.05.06

Chuyên gia nhân quyền LHQ quan ngại về sức khoẻ của TNLT Lê Hữu Minh Tuấn

Tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn

RFA edited

Chuyên gia nhân quyền LHQ quan ngại về sức khoẻ của TNLT Lê Hữu Minh Tuấn

Một nhóm chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp quốc gửi thư chung bày tỏ sự quan ngại về sức khoẻ của tù nhân lương tâm (TNLT) Lê Hữu Minh Tuấn- người đang mắc nhiều bệnh nguy hiểm nhưng không được chữa trị ở Trại giam Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Ông Lê Hữu Minh Tuấn, 35 tuổi, là biên tập viên của trang Việt Nam Thời Báo thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ chức đấu tranh cho tự do báo chí ở trong nước nhưng không được Nhà nước công nhận.

Ông đang thụ án tù 11 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” trong cùng vụ án với Chủ tịch Phạm Chí Dũng và Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ- người cũng là blogger của Đài Á Châu Tự Do (RFA).

Nhóm năm chuyên gia nhân quyền LHQ gửi thư chung đề ngày 05/3 cho Chính phủ Việt Nam về trường hợp của ông Tuấn, và công bố thư này trong ngày 05/5, hai tháng sau khi Hà Nội không phản hồi. 

Trong thư chung này, năm chuyên gia nhân quyền LHQ nhấn mạnh:

“… Chúng tôi bày t mi quan ngi sâu sc liên quan đến tình trng sc khe ca ông Tun suy gim nghiêm trng trong thi gian ông phi chu án tù dài hn 11 năm. Chúng tôi lo ngi rng tình trng sc khe kém ca ông Tun dường như tr nên trm trng hơn do không được chăm sóc và điu tr y tế đầy đủ trong thi gian b giam gi.

Chúng tôi còn lo ngi hơn na v các báo cáo v điu kin sng được cho là ti tệ trong nhà tù…

Thư chung viết sau một thời gian bị giam giữ ở Trại giam Xuyên Mộc, vào cuối năm 2022, ông Tuấn có vấn đề về đường tiêu hoá và được chuẩn đoán bị viêm đại tràng và viêm gan, bên cạnh việc bị ghẻ ngứa khắp người.

Từ cuối năm 2023, ông đi ngoài ra máu, đau khắp vùng bụng và có những biểu hiện theo gia đình là “rất giống với ung thư đại tràng.”

Vào đầu tháng 11/2023, ông Tuấn được đưa vào bệnh viện Vũng Tàu và được chẩn đoán mắc bệnh viêm dạ dày và viêm tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày-thực quản kèm theo viêm thực quản, hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy và được kê một số loại thuốc khiến tình trạng của ông trở nên tồi tệ hơn.

Một người thân cho RFA biết sức khỏe của ông Tuấn không cải thiện gì trong nhiều tháng gần đây. Người này nói trong điều kiện ẩn danh ngày 06/5:

Trong các cuc đin thoi hàng tháng về nhà, Tun cho biết sc khoẻ không được ci thin. Gia đình gi thuc tây vào kèm theo hướng dn sử dng nhưng dường như tri giam chỉ đưa thuc nên Tun không biết phi ung như thế nào cho đúng.

Tun nói giờ không thể ung thuc tây vì không chu ni, nên bo gia đình gi thuc dng thc phm chc năng. Hàng ngày Tun chỉ có thể ung hai cc sa Ensure mà gia đình gi vào, chứ không thể ăn thc ăn mà tri giam cung cp.”

Trong thư chung, các chuyên gia đề nghị Chính phủ Việt Nam tôn trọng các cam kết quốc tế sau khi đã ký các công ước quốc tế như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, Công ước Chống tra tấn (CAT), và Quy tắc đối xử với tù nhân (Quy tắc Mandela) trong việc đối xử với tù nhân Lê Hữu Minh Tuấn cũng như các tù nhân khác.

Thư chung cũng nhắc lại việc gia đình ông Tuấn vào cuối năm ngoái gửi đơn khẩn cấp qua đường bưu điện tới Cục Cảnh sát quản lý trại giam (C10) của Bộ Công an và Trại giam Xuyên Mộc với đề nghị cho ông được tại ngoại để đi khám bệnh một cách nghiêm túc để tìm ra bệnh và có phác đồ điều trị hợp lý nhưng các cơ quan hữu quan trả lời ông Tuấn không thuộc đối tượng hưởng chính sách “tại ngoại để chữa bệnh.”

Bình luận về thư chung của các chuyên gia nhân quyền LHQ cùng thái độ của Chính phủ Việt Nam trong trường hợp ông Lê Hữu Minh Tuấn, ông JB Nguyễn Hữu Vinh- Quyền Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nói với RFA:

Vic Liên Hip quc yêu cu nhà cm quyn Vit Nam phi đáp ng nhng cái yêu cu ti thiu để mà cha bnh cũng như là đảm bo quyn li cho tù nhân Lê Hu Minh Tun là điu hết sc là cn thiết và cp bách trong điu kin hin nay.”

Năm chuyên gia nhân quyền của LHQ cũng đề nghị Việt Nam cung cấp thông tin về việc bắt giữ và kết án ông Tuấn, điều kiện giam giữ và các biện pháp đã được thực hiện để đảm bảo sự toàn vẹn về thể chất và tâm lý của ông cũng như quyền được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể đạt được trong khi bị giam giữ.

Đây là lần thứ ba các chuyên gia nhân quyền của LHQ gửi thư chung cho Chính phủ Việt Nam về trường hợp biên tập viên Lê Hữu Minh Tuấn. Lần đầu là vào ngày 17/9/2020 trong đó các chuyên gia chất vấn về việc bắt giữ ông và nhiều nhà hoạt động khác, và trong lần thứ hai ngày 22/11/2021, các chuyên gia chất vấn và yêu cầu giải thích việc kết án ông cùng hàng chục người khác chỉ vì các hoạt động bảo vệ nhân quyền và thực thi các quyền cơ bản của con người.

Tháng 6/2021, Nhóm công tác về bắt giữ tuỳ tiện (WGAD) của LHQ còn đưa ra bản ý kiến trong đó coi việc bắt giữ ông Tuấn là tuỳ tiện, việc xét xử ông là không công bằng, vi phạm các công ước nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.

Ông Lê Hữu Minh Tuấn bị bắt giam vào tháng 6 năm 2020. Trong phiên sơ thẩm vào tháng 1/2021, ông và Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam cùng bị tuyên 11 năm tù giam và bốn năm quản chế trong khi Chủ tịch Phạm Chí Dũng bị án 15 năm tù và năm năm quản chế.

Nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Ân xá Quốc tế và Theo dõi Nhân quyền (HRW), chỉ trích Việt Nam về đối xử vô nhân đạo đối với tù nhân lương tâm và giam giữ họ trong điều kiện hà khắc, thiếu dinh dưỡng và chăm sóc y tế tồi tệ.

Nhiều tù nhân lương tâm đã bị nhiễm nhiều bệnh nghiêm trọng vì chất lượng thức ăn, nước uống không đảm bảo cùng với việc chăm sóc y tế không đầy đủ và không kịp thời.

Từ năm 2019 cho đến nay có ít nhất sáu tù nhân lương tâm chết trong các trại giam, như nhà báo tự do Đỗ Công Đương, cựu giáo chức Đào Quang Thực và mục sư Đinh Diêm ở Trại giam số 6 (tỉnh Nghệ An), ông Phan Văn Thu ở Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), và ông Đoàn Đình Nam ở Trại giam Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), cùng với ông Huỳnh Hữu Đạt ở Trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai). Họ đều bị bệnh hiểm nghèo trong thời gian bị cầm tù nhưng không được chữa trị đầy đủ và kịp thời.

Bài Liên Quan

Leave a Comment