Brexit: Cựu phó thủ tướng Anh kêu gọi \’tái gia nhập EU\’

Brexit: Cựu phó thủ tướng Anh kêu gọi \’tái gia nhập EU\’

4 giờ trước

\"Passengers

Trong ngày đầu tiên Anh rời hẳn khỏi cơ chế EU, cựu Phó thủ tướng Michael Heseltine tuyên bố vận động để \’Anh quay trở lại EU\’.

Trả lời đài LBC ngày 01/01/2021, cựu Phó thủ tướng Michael Heseltine của đảng Bảo thủ Anh nói ông muốn vận động để Anh Quốc quay lại làm thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) trong tương lai.

Là nhân vật cánh hữu ủng hộ Anh ở lại EU, ông Heseltine, hiện là thành viên Viện Nguyên lão (Thượng viện), có tước Lord, nói rằng ông vẫn tin là Anh \”có lợi hơn khi ở trong EU\”.

Phong trào mang tên \’European Movement\’ của ông đã thu hút sự ủng hộ của một số nhân vật cao cấp khác của đảng Lao động Anh (đối lập) như Lord Aldonis.

Họ nói không có gì cản trở việc Anh Quốc đến một thời điểm thuận lợi trong tương lai sẽ xin gia nhập EU trở lại.

Một trong những thời điểm theo họ là Anh có thể \”tìm kiếm quan hệ chặt chẽ hơn với EU\” chính là bốn năm tới, khi Hiệp định Brexit được hai bên đem ra đánh giá.

Sau đó, theo Lord Heseltine, người làm phó cho Thủ tướng John Major trong những năm 1995-97, Anh sẽ tiến tới bước \”trở lại vị trí ngay trong trung tâm cơ chế EU\”.

Ông xác nhận là \’cuộc chiến vừa qua đã xong\’, ý nói về Brexit, nhưng \’một cuộc chiến nữa bắt đầu\’, để quay lại EU.

Liên quan đến Brexit, các báo Anh đưa tin cha đẻ của thủ tướng Boris Johnson, ông Stanley Johnson nộp đơn xin nhập tịch Pháp, \”để giữ tư cách công dân EU\”.

Nói với đài Pháp bằng tiếng Pháp, ông Stanley khoe rằng cả mẹ và bà ông đều là người Pháp nên chẳng có lý do gì ông không muốn có song tịch Anh-Pháp.

Một bộ trưởng Pháp đã xác nhận nếu \’cha của thủ tướng Anh\” muốn xin nhập tịch Pháp và có đủ điều kiện thì chính quyền Pháp \”sẽ xem xét\”.

\"People

Tranh cãi mang tính lý thuyết về Brexit

Dù Brexit đã xong nhưng tiếp tục là chủ đề chia rẽ dư luận Anh.

Tuy vậy, phái ủng hộ việc tái gia nhập EU hiện chưa có ủng hộ rộng rãi trên toàn Liên hiệp Anh, trừ Scotland.

Thủ hiến Scotland, bà Nicola Sturgeon, ngay sau khi Anh chính thức chấm dứt thời kỳ chuyển tiếp vào 23 giờ đêm thứ Năm, 31/12/2020 để tách hẳn khỏi EU, đã ra tuyên bố nói \”Châu Âu hãy đợi Scotland\”.

Dù vậy, theo các báo Anh, cách nhìn về việc quay trở lại EU của các nhân vật ở Anh, và ở Scotland khác nhau nhiều.

Đảng Quốc gia Scotland (SNP) của bà Sturgeon muốn giành độc lập cho Scotland để rồi gia nhập EU như một quốc gia đã tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh (UK).

Còn \’phong trào châu Âu\’ ở Anh, mà ông Heseltine làm đại diện, muốn cả Liên hiệp Vương quốc Anh quay trở lại EU, điều giới quan sát nói hiện thời không khả thi.

Ngược lại, lãnh đạo đảng Brexit, ông Nigel Farage, thì ca ngợi việc Anh \”giành lại tự do nhờ Brexit\”.

Ông Farage cũng nói trên đài LBC cùng ngày 01/01 rằng lo ngại về hậu quả kinh tế của Brexit với Anh là \”chuyện tưởng tượng\”.

\"Brexit\"/
Chụp lại hình ảnh,Các đại sứ của các nước EU đã nhóm họp ngay trước thềm năm mới 2021 để thông qua thỏa thuận thương mại Brexit giữa khối này và Anh quốc

Thậm chí, ông nói rằng \”EU chỉ 10 năm nữa là tan rã\” vì các nước thành viên sẽ \”đi theo con đường của Anh\”.

Trong khi các phái kình chống nhau như trên tiếp tục đưa ra các bình luận, kêu gọi trái ngược nhau về Brexit, vấn đề chính cho Thủ tướng Boris Johnson là làm sao \”sử dụng chủ quyền của Anh\” có lợi nhất cho nước này mà không va chạm với EU.

\"Brexit\"/
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Anh Boris Johnson gọi bản thỏa thuận mới là một điểm khởi đầu mới giữa các quốc gia bình đẳng

Báo Financial Times ngày đầu năm 2021 viết ông Johnson phải chứng minh rằng \’tự do\’ mà Brexit đem lại không làm cho kinh tế kém đi, và không phải là \”một sai lầm\”.

Việc ký kết nhiều hiệp định thương mại với các nước ngoài EU đã đem lại hy vọng cho Anh Quốc, nhưng tỷ trọng của chúng chẳng đáng là bao so với quan hệ mậu dịch Anh-EU, theo tờ Financial Times.

Báo này viết rằng hiệp định tự do mậu dịch Anh-Nhật giúp GDP của Anh tăng lên được có 0,07%.

Ngay trong quan hệ với EU, quy chế cho thị trường tài chính (City of London – đóng góp 10% GDP cho Anh) sẽ còn phải được hai bên thảo luận những tháng tới.

Phái Brexit lo ngại EU sẽ \’chèn ép\’ các công ty kinh doanh chứng khoán và ngân hàng của Anh nhằm tạo điều kiện cho các thị trường tài chính ở Đức, Hà Lan và Pháp lớn mạnh.

Anh Quốc cũng đang mong chờ ký thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ dưới thời Joe Biden, điều có thể không dễ dàng.

Bài Liên Quan

Leave a Comment