Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: ”Các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam nên cẩn thận”

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: ”Các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam nên cẩn thận”

19 tháng 10 2021

\"Thanh
Chụp lại hình ảnh,Thanh khoản trên sàn HOSE vẫn được duy trì ở mức cao với khối lượng giao dịch trong tuần đạt khoảng 4,140 triệu cổ phiếu.

Mặc dù thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong suốt tuần trước tiến gần hoặc thậm chí cán mốc 1400 điểm nhưng lại hạ xuống chưa bứt phá được ngưỡng này, một chuyên gia kinh tế cảnh báo các nhà đầu tư nên cẩn thận.

Trả lời phỏng vấn với BBC Tiếng Việt từ Hà Nội, TS Nguyễn Trí Hiếu đưa ra một số nhận định của mình:

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng rất mạnh trong năm 2020 và 2021. Vào năm 2020 thì điểm đáy của Vnindex chỉ khoảng 700-800 điểm trong khi năm nay tăng từ mức 1000 điểm rồi 1200, 1300 và có lúc đã chạm mốc 1400 điểm, rồi mấy hôm vừa rồi rớt xuống trên 1390 điểm.

Tức là ở đây chúng ta thấy chứng khoán thì tăng rất nóng trong khi những yếu tố nền tảng, cơ bản của nền kinh tế thì lại cho thấy nền kinh tế không thể có sức bật mạnh như vậy. GDP của cả năm 2020 chỉ đạt 2,91% là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. GDP của 9 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 1,42% là mức rất thấp. Trong khi đó thị trường chứng khoán tăng quá nóng thì tôi nghĩ rằng các nhà đầu tư nên cẩn thận

BBCLý do chính gì khiến thị trường chứng khoán tại Việt Nam quá nóng thưa ông?

Xét về yếu tố nóng của thị trường chứng khoán thì có thể có mấy nguyên nhân. Trước hết là các ngân hàng để lãi suất thấp nên người ta rút tiền ra để đầu tư chứng khoán. Chứng khoáng, bất động sản, gửi tiền ngân hàng lấy lãi, vàng và ngoại tệ thì dường như kênh chứng khoán là kênh có vẻ là làm ăn tốt nhất. Ngay cả bất động sản thì cũng có một số thị trường phát triển chậm hơn, thậm chí có các khu vực như khách sạn phục phụ cho do lịch còn bị đóng băng.

Việt Nam: ‘Tứ trụ’ phải rõ ràng về quyết sách kinh tế

World Bank: Việt Nam chịu ‘cú sốc lớn về kinh tế\’

\"TS.
Chụp lại hình ảnh,TS. Nguyễn Trí Hiếu: \”Tại Việt Nam việc định giá bất động sản không có tính minh bạch\”.

Thêm vào đó đặc thù của đầu tư chứng khoán là ai có tiền nhiều thì chơi nhiều, có ít chơi ít, có thể thông qua các công ty chứng khoán mua với số lượng ít. Còn nếu đầu tư bất động sản thì phải có tiền nhiều.

Tôi đã cảnh báo rằng nếu chứng khoán mà tăng theo kiểu này mãi thì có thể sẽ có bong bóng. Nhưng tại thời điểm này thì tôi chưa thấy bong bóng nhưng nếu không có sự kiểm soát và nhất là có những người đi vay tiền để đầu tư chứng khoán thì nó sẽ tạo thêm nhiều rủi ro trên thị trường chứng khoán nói riêng và thêm cho nền kinh tế.

BBCÔng vừa nói các chỉ số cho thấy sức khỏe nền kinh tế bị sa sút như vậy . Trong khi đó truyền thông tại Việt Nam đưa tin tại Việt Nam xuất hiện thêm 3 tỉ phú đô la, đều trong lĩnh vực bất động sản. Tức là rõ ràng là có những nhóm hưởng lợi từ những khó khăn hiện nay?

Trong khủng hoảng thì luôn luôn có một thiểu số làm ăn rất tốt. Người Mỹ hay nói là “cash is king” tức là ai có tiền mặt thì người đó là vua, và họ có thể thâu tóm được các cơ hội trong đó có việc mua các doanh nghiệp trong cơn khủng hoảng. Chúng ta thấy GDP quí 3 âm 6,17 % như vậy nhưng ngành ngân hàng lại báo lãi lớn. Nhiều ngân hàng báo tỉ lệ lợi nhuận ròng từ cho vay tăng khủng khiếp từ 200 tới thậm chí 600-700% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nền kinh tế mà những thành phần nào sống sót mà có tiền mặt thì có lẽ là thành phần làm ăn tốt nhất nên tôi không ngạc nhiên có việc tăng số lượng tỉ phút đô la tại Việt Nam. Nhưng cũng phải nói thêm là bất động sản thì có vấn đề định giá. Chẳng hạn một tại sản người ta định giá là 1 triệu đô la nhưng nếu định giá sát thì có thể chỉ là 500 ngàn đô la thôi. Tại Việt Nam việc định giá bất động sản không có tính minh bạch cho nên sự giàu có của các tỉ phú đó đôi khi cũng chỉ là tương đối và mang tính tham khảo mà thôi.

Bài Liên Quan

Leave a Comment