Cập nhật chiến tranh ở Ukraina lúc 8h sáng, ngày 27-4-2022


Cù Tuấn

27-4-2022

Ngày 26-4, quan chức từ hơn 40 quốc gia họp tại căn cứ không quân Ramstein của Đức để tham gia các cuộc thảo luận do Mỹ chủ trì về việc vũ trang cho Ukraina chống lại Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng có mặt. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley nói, các cuộc thảo luận nhằm đồng bộ hóa và phối hợp hỗ trợ an ninh cho Kiev, bao gồm vũ khí hạng nặng, cũng như máy bay không người lái có vũ trang và đạn dược, theo Hãng tin Reuters.

Ngày 26/4, Hoa Kỳ đã triệu tập 40 đồng minh cung cấp cho Ukraina viện trợ quân sự dài hạn trong cuộc chiến Ukraina mà có thể trở thành một cuộc chiến dài hạn chống lại Nga, và Đức cho biết họ sẽ gửi cho Ukraina hàng chục phương tiện phòng không bọc thép. Đây là một sự thay đổi chính sách lớn đối với một quốc gia đã dao động vì lo sợ sẽ khiêu khích Nga nếu họ làm vậy.

Tuyên bố của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là một trong những đối tác thương mại phương Tây quan trọng nhất của Nga, nằm trong số nhiều tín hiệu hôm 26/4 cho thấy, cuộc chiến Ukraina đang leo thang hơn nữa và các nỗ lực ngoại giao đã thất bại. Sự thay đổi thái độ của Đức cũng được coi là lời khẳng định mạnh mẽ về thông điệp cứng rắn của chính quyền Biden, với nội dung là họ muốn thấy Nga không chỉ bị đánh bại ở Ukraina mà còn phải bị suy yếu nghiêm trọng sau cuộc xung đột mà Tổng thống Vladimir Putin bắt đầu cách đây hai tháng.

***

Giới chức Ukraina cho biết, giao tranh diễn ra ác liệt ở hai khu vực miền đông Donetsk và Lugansk, khi quân Nga mở nhiều mũi tiến công vào khu vực này. Pavlo Kyrylenko, người đứng đầu cơ quan quân sự vùng Donetsk, cho biết, quân Nga đã tiến hành nhiều cuộc không kích bằng tên lửa vào các mục tiêu tại thành phố Avdiivka, thuộc tỉnh Donetsk. Kyrylenko thêm rằng, một nỗ lực tấn công khác của quân Nga ở thị trấn Mariinka gần đó đã bị đẩy lùi. Hỏa lực của Nga làm hỏng một trạm biến áp, khiến thị trấn Krasnohorivka bị mất điện. “Hôm nay, pháo kích liên tiếp xảy ra dọc theo toàn bộ chiến tuyến. Ít nhất hai dân thường đã chết“, Kyrylenko nói.

***

Theo Hãng tin AFP, trong cuộc gặp tại thủ đô Matxcơva vào ngày 26-4, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, rằng ông vẫn đặt hy vọng vào các cuộc đàm phán để chấm dứt xung đột ở Ukraina. “Mặc dù chiến dịch quân sự đang diễn ra, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng sẽ có thể đạt được các thỏa thuận trên con đường ngoại giao. Chúng tôi đang đàm phán (với Ukraina) và chúng tôi không từ chối đàm phán” – ông Putin nói với ông Guterres.

Tổng thống Putin nói với người đứng đầu Liên Hiệp Quốc, rằng “biết rõ những lo ngại của ngài về chiến dịch quân sự của Nga” ở Ukraina và sẵn sàng thảo luận về vấn đề này. Còn ông Guterres kêu gọi Nga và Ukraina phối hợp với Liên Hiệp Quốc để lập các hành lang viện trợ và sơ tán cho dân thường ở Ukraina.

Theo thông tin của Liên Hiệp Quốc về cuộc gặp, Tổng thống Putin “về nguyên tắc” đã đồng ý cho phép sơ tán dân thường trong nhà máy thép Azovstal ở TP cảng Mariupol của Ukraina. Điều này được thực hiện có sự phối hợp với Liên Hiệp Quốc, Hội Chữ thập đỏ quốc tế, Bộ Quốc phòng Nga và các quan chức Ukraina.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres đã có cuộc hội đàm về chiến sự Ukraina, nhất là tình hình ở nhà máy Azovstal. “Các lực lượng Ukraina có nghĩa vụ thả tất cả dân thường khỏi khu vực nhà máy Azovstal ở Mariupol, nếu có người dân ở đó. Đúng là chúng tôi đã nghe được những thông tin từ phía Ukraina về việc có dân thường trong nhà máy Azovstal. Nhưng binh sĩ Ukraina cần thả người dân ra, nếu không hành động của họ sẽ được coi là sử dụng dân thường làm những lá chắn sống. Thả người dân đi là một hành động rất đơn giản, không điều gì có thể dễ hơn việc đó”, hãng tin TASS dẫn lời Tổng thống Nga Putin nói với ông Guterres trong cuộc gặp.

Ngài Tổng Thư ký, ông nói rằng các hành lang nhân đạo được chúng tôi thiết lập không làm việc hiệu quả. Có vẻ ông đã nhận được những thông tin sai lệch. Tôi nhấn mạnh rằng có khoảng 130.000-140.000 người dân đã rời Mariupol với sự hỗ trợ của chúng tôi. Họ được tự do đi tới bất kỳ nơi nào họ muốn, một số người tới Nga trong khi số khác tới nhiều nơi trên khắp Ukraina. Chúng tôi không giữ họ lại, và những người dân đó được hỗ trợ đầy đủ”, ông Putin nói thêm. “Dân thường ở trong nhà máy Azovstal cũng sẽ như vậy. Theo quan điểm của bản thân tôi, việc sử dụng người dân làm lá chắn là một tội ác”, ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh. Phát ngôn viên của ông Guterres, quan chức Stephane Dujarric sau đó nói rằng, ông Putin đã đồng ý để Liên Hợp Quốc cùng nhiều tổ chức quốc tế khác tham gia cứu trợ người dân mắc kẹt trong các vùng chiến sự.

***

Trả lời phỏng vấn báo Rossiyskaya Gazeta (báo Chính phủ Nga), ngày 26-4, ông Nikolai Patrushev, thư ký Hội đồng An ninh Nga, cảnh báo chính sách của phương Tây và Chính phủ Ukraina có thể khiến Ukraina “bị tách thành các nước nhỏ hơn”. Ông Nikolai Patrushev, cũng là đồng minh chủ chốt của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cáo buộc Mỹ nhiều năm qua đã cố khơi dậy tâm lý bài Nga ở người Ukraina.

Ông Patrushev nói: “Tuy nhiên, lịch sử đã dạy cho chúng ta rằng lòng căm thù không bao giờ có thể trở thành một yếu tố đáng tin cậy trong sự đoàn kết dân tộc. Nếu có thứ gì đó có thể giúp những người dân ở Ukraina đoàn kết hiện nay, thì đó chính là nỗi sợ hãi về sự tàn bạo của các tiểu đoàn theo chủ nghĩa dân tộc (trong quân đội Ukraina)” – Ông Patrushev đề cập đến các đơn vị lực lượng vũ trang của Ukraina mà Nga xem như một phần lý do khiến họ phát động chiến dịch quân sự. Do đó, ông Patrushev cho rằng chính sách của phương Tây và Chính phủ Ukraina có thể dẫn tới việc Ukraina bị tách thành một số quốc gia nhỏ hơn.

***

Theo TTXVN, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết, ông đã có một cuộc thảo luận nồng ấm và mang tính xây dựng với Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, đồng thời nhấn mạnh rằng, các đồng minh của Mỹ có thể đóng góp nhiều hơn để giúp Ukraina tự vệ.

Ông Austin lưu ý, Mỹ và các đồng minh sẽ cung cấp hỗ trợ cho Ukraina với tiến độ kỷ lục, và nêu rõ: “Chúng tôi có thể làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ Ukraina tiếp tục tự vệ“. Bộ trưởng Austin cũng cho hay, điều quan trọng là cần chắc chắn rằng, Mỹ và các đồng minh làm hết khả năng để đảm bảo Ukraina sẽ thành công, và đó là con đường tốt nhất để giải quyết nguy cơ lan rộng của cuộc chiến.

Ngày 26/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken, người đã đi cùng ông Austin đến Ukraina vào cuối tuần trước, khẳng định rằng, Mỹ sẽ hỗ trợ quân đội Ukraina trong việc đẩy quân Nga ra khỏi miền đông Ukraina, nếu đó là điều mà Tổng thống Volodymyr Zelensky muốn làm. “Nếu đó là cách họ xác định mục tiêu của mình như một quốc gia có chủ quyền, dân chủ, độc lập, thì chúng tôi sẽ ủng hộ”, ông Blinken nói tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.

Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, các thành viên của phái bộ ngoại giao Mỹ tại Ukraina – những người đã phải chuyển đến Ba Lan do chiến sự ở Ukraina – đã đến thành phố Lviv ở phía tây Ukraina vào ngày 26-4. Đây là bước đầu tiên trong nỗ lực của Washington nhằm bảo đảm các nhà ngoại giao của họ quay trở lại Ukraina.

***

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, mục tiêu của Nga ở Ukraina là bảo vệ thường dân nên Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Liên Hiệp Quốc để giảm thiểu các ảnh hưởng đến người dân. Các cam kết được ông Lavrov đưa ra trong cuộc họp báo chung với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres tại Matxcơva (Nga) ngày 26-4. “LHQ sẵn sàng huy động toàn bộ nhân lực và nguồn lực hậu cần để cứu sống những người ở Mariupol“, ông Guterres nêu vấn đề trong họp báo, đồng thời đề xuất Nga phối hợp với Hội Chữ thập đỏ để những người đang bị kẹt bên trong nhà máy thép Azovstal ở Mariupol được rời đi.

Nga khẳng định, những người bên trong nhà máy Azovstal là các tay súng Ukraina đang cố thủ và cáo buộc Kiev ra lệnh cho những người này không được ra hàng. Matxcơva khẳng định, đã nhiều lần kêu gọi người bên trong đầu hàng với lời hứa sẽ đảm bảo an toàn cho họ.

***

Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc, John Kirby, Nga đang suy yếu cả về mặt kinh tế lẫn quân sự sau 2 tháng đưa quân vào Ukraina. Ông tuyên bố mục tiêu của Washington là muốn Matxcơva yếu đến mức không còn đe dọa được nước khác. Các nhận định được ông Kirby đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Đài CNN ngày 26-4. “Nước Nga đang yếu hơn và đang ngày càng tự cô lập mình“, người phát ngôn Lầu Năm Góc nêu vấn đề.

Theo ông Kirby, nền kinh tế của Nga đang trong tình trạng “tồi tệ” vì các lệnh trừng phạt của phương Tây, còn quân đội đang hứng chịu các tổn thất và tiêu hao nhiều mặt vì đưa quân vào Ukraina. “Chúng tôi muốn Nga không thể đe dọa các nước láng giềng của họ thêm một lần nào nữa trong tương lai“, đại diện Lầu Năm Góc nêu mục tiêu nhưng không nói thêm chi tiết, bao gồm đánh giá của Mỹ về tình trạng quân đội Nga hiện nay. Đây là lần thứ hai quan chức Lầu Năm Góc nói về mục tiêu “làm cho Nga suy yếu”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, trong cuộc họp báo sau khi thăm Kiev ngày 25-4, đã nói về việc Mỹ muốn Nga yếu đến mức không thể lặp lại các hành động quân sự như đã từng làm với Ukraina.

***

Ngày 26-4, chính quyền Moldova cho biết, 2 vụ nổ đã làm hỏng ăng ten vô tuyến cũ từ thời Liên Xô tại một ngôi làng ở Transdniestria (vùng lãnh thổ ly khai khỏi Moldova nằm gần biên giới với Ukraina). Theo Hãng tin Reuters, 2 ăng ten này vẫn được dùng để phát sóng đài của Nga, do đó vụ việc có thể làm gia tăng căng thẳng ở Transdniestria. Nga đã có quân đội thường trú tại đây kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Theo Hãng tin Reuters, ngày 26-4, Bộ Ngoại giao Ukraina cáo buộc Nga cố gắng lôi kéo vùng ly khai Transdniestria (được cho là thân Nga) của Moldova vào cuộc chiến Nga – Ukraina, sau khi nhà chức trách ở Transdniestria cho biết họ đã ghi nhận một số vụ nổ tại địa phương và đổ lỗi cho phía Ukraina về vụ việc. Trước đó, phía Nga tuyên bố lực lượng Nga có kế hoạch chiếm toàn bộ miền nam Ukraina và thiết lập hành lang trên bộ tới vùng Transdniestria của Moldova.

Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, ngày 26-4 cho biết, Nga đang theo dõi chặt chẽ các sự kiện tại Transdniestria, vùng lãnh thổ ly khai khỏi Moldova và thân Nga. Ông Peskov nói, tin tức từ khu vực này đang gây ra lo ngại lớn. Hãng thông tấn TASS đưa tin, Hội đồng An ninh khu vực ly khai Transdniestria của Moldova đã thông báo về một “cuộc tấn công khủng bố” nhằm vào một đơn vị quân đội gần thành phố Tiraspol. Trước đó, một vụ nổ xé toạc trụ sở an ninh của Transdniestria và 2 vụ nổ khác làm hỏng ăng ten radio cũ, thời Liên Xô. Tổng thống Moldova đã triệu tập một cuộc họp an ninh khẩn cấp ngay trong ngày 26-4.

***

Bắt đầu cuộc họp quốc phòng với hơn 40 quốc gia vào ngày 26-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin bày tỏ tin tưởng, Ukraina có thể thắng trong cuộc xung đột kéo dài hai tháng qua. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết, nước này và Nga sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung của lực lượng phòng không và không quân ở Belarus, theo Reuters. Thời gian tập trận dự kiến từ ngày 26-4 đến 29-4.

Ông Austin cho biết các quan chức quốc phòng tập trung tại Căn cứ Không quân Ramstein – từ Úc, Bỉ, Anh, Ý, Israel và các nước khác – đã đồng ý thành lập nhóm mà ông gọi là Nhóm liên lạc Ukraina và sẽ họp hàng tháng để đảm bảo họ “tăng cường sức mạnh quân sự của Ukraina cho một cuộc chiến đường dài“. Ông Austin nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm những chuyện long trời lở đất” để củng cố quân đội Ukraina. “Không ai bị lừa bởi những tuyên bố giả mạo về Donbas của ông Putin”, ông Austin nói, đề cập đến khu vực phía đông Ukraina, nơi Nga gần đây đã tập trung quân để tiếp tục tấn công. Ông nói: “Cuộc xâm lược của Nga là không thể chối cãi và những hành động tàn bạo của Nga cũng vậy“.

***

Ngày 26/4, Đức thông báo sẽ giao hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard cho Ukraina, đánh dấu bước thay đổi lớn trong chính sách của Berlin. Cam kết chuyển giao hệ thống pháo phòng không Gepard cho Ukraina được Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht công bố trong cuộc họp của các quan chức quốc phòng quốc tế tại căn cứ không quân Ramstein ở Rhineland-Palatinate, phía tây nam nước này. “Chúng tôi đã quyết định vào ngày hôm qua rằng chúng tôi sẽ hỗ trợ Ukraina các hệ thống phòng không. Đó chính là những gì Ukraina cần để bảo vệ không phận từ mặt đất“, bà Lambrecht nói. Đây là lần đầu tiên Đức đồng ý cung cấp loại vũ khí hạng nặng này cho Ukraina để đối phó với Nga. Các hệ thống Gepard đã bị loại bỏ dần trong quân đội Đức từ năm 2010.

Ngoại trưởng giao Nga, Sergey V. Lavrov cho biết hôm 26/4, rằng làn sóng vũ khí hạng nặng từ các nước phương Tây đang thúc đẩy Ukraina phá hoại các cuộc đàm phán hòa bình với Matxcơva, vốn không có dấu hiệu tiến triển cụ thể. Ông Lavrov nói, sau cuộc gặp tại Matxcơva với Tổng thư ký Liên Hợp quốc, António Guterres, người đang thực hiện nỗ lực tích cực nhất về ngoại giao nhằm ngăn chặn chiến tranh tại Matxcơva: “Nếu điều đó tiếp tục, các cuộc đàm phán sẽ không mang lại kết quả nào“.

***

Hôm thứ Hai, ông Lavrov đã làm sống lại bóng ma chiến tranh hạt nhân, như ông Putin đã làm ít nhất hai lần trước đây. Ông Lavrov nói rằng, mặc dù khả năng như vậy là “không thể chấp nhận được” đối với Nga, nhưng rủi ro đã tăng lên vì NATO đã “tham gia vào một cuộc chiến với Nga thông qua một bên ủy nhiệm và trang bị cho bên ủy nhiệm đó“. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Channel One, mạng lưới truyền hình nhà nước của Nga: “Rủi ro là khá lớn. Tôi không muốn chúng bị thổi phồng quá mức. Nhưng nguy hiểm là nghiêm trọng, có thật – không được đánh giá thấp nguy cơ này“.

Theo Hãng tin Reuters, ông Lavrov khẳng định rủi ro này hiện nay là đáng xem xét nhưng quan điểm của Nga là không cho phép xảy ra cuộc chiến như vậy. Do đó, Nga muốn giảm các nguy cơ gây ra chiến tranh hạt nhân. Ông cũng cảnh báo vũ khí được cung cấp cho Kiev, như tên lửa chống tăng vác vai Javelin, có thể rơi vào tay quân khủng bố.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina, Dmytro Kuleba, gọi nhận xét của ông Lavrov là một dấu hiệu cho thấy “Matxcơva cảm nhận được thất bại ở Ukraina“. John F. Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, gọi chúng là “rõ ràng là vô ích, không mang tính xây dựng. Một cuộc chiến tranh hạt nhân là không thể chiến thắng và nó không nên được tiến hành. Không có lý do gì để cuộc xung đột hiện tại ở Ukraina đạt đến mức đó cả“.

***

Ngày 26-4, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của họ đzã tấn công hơn 90 mục tiêu quân sự Ukraina trong đêm, tiêu diệt ít nhất 500 binh sĩ Ukraina, phá hủy hàng chục xe bọc thép, pháo và các thiết bị quân sự khác. Theo Hãng tin Reuters, Nga cũng cho biết họ đã tấn công 2 kho đạn ở khu vực Kharkiv, miền đông Ukraina.

\"2-12-300x200\"/
Cô Alla Prohonenko, 53 tuổi, chạm tay vào bức ảnh của cha cô, Volodymyr Prohonenko, trong lễ tang của ông tại Irpin, một nghĩa trang vùng ngoại ô Kyiv, ngày 21-4-2022. Ông Proponenko đã chết trong thời gian Nga chiếm đóng. Nguồn: AP / Petros Giannakouris

***

Công ty năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga nói với Công ty dầu khí PGNiG của Ba Lan rằng, họ sẽ ngừng cung cấp khí đốt dọc theo đường ống Yamal từ sáng 27-4. Tuy nhiên, Chính phủ Ba Lan cho biết họ có đủ lượng khí đốt dự trữ.

Matxcơva thông báo với Ba Lan và Bulgaria rằng, họ sẽ dừng giao khí đốt từ ngày 27/4 sau khi hai nước này từ chối thanh toán bằng rúp cho công ty năng lượng Nga Gazprom. Công ty khí đốt nhà nước Ba Lan PGNiG cho biết, họ đã được thông báo rằng tất cả hoạt động giao khí đốt sẽ bị tạm dừng ngày 27/4. Bộ Năng lượng Bulgaria cũng xác nhận, họ đã được thông báo việc giao hàng sẽ bị đình chỉ cùng ngày, theo BBC.

Ngày 26/4, Gazprom đã thông báo cho PGNiG về ý định đình chỉ hoàn toàn việc giao hàng theo hợp đồng Yamal từ ngày 27/4“, công ty khí đốt PGNiG của Ba Lan thông báo. Dù vậy, công ty này cho biết “tất cả việc giao hàng cho khách hàng vẫn đang được thực hiện theo yêu cầu“. Thủ tướng Mateusz Morawiecki cho biết, các cơ sở dự trữ khí đốt của Ba Lan đã đầy 76% và nước này sẵn sàng tìm kiếm nguồn cung cấp cần thiết khác ngoài đường ống Yamal. Quyết định từ Gazprom được đưa ra sau thông báo trước đó của Ba Lan vào ngày 26/4 nói rằng, nước này sẽ áp lệnh trừng phạt đối với 50 tổ chức và cá nhân, bao gồm công ty khí đốt lớn nhất của Nga sau khi Nga tấn công Ukraina.

Theo Hãng tin Reuters, ngày 26-4, ông Andriy Yermak – chánh Văn phòng của Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky – cáo buộc Nga “bắt đầu tống tiền châu Âu” bằng cách cắt nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria khi cuộc chiến ở Ukraina chưa có lối thoát.

***

Hãng tin Interfax tường thuật ngày 26-4, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng quân sự nước này đã giải phóng toàn bộ khu vực Kherson ở phía nam Ukraina. Hãng tin này dẫn lời một quan chức cấp cao cho biết, ở những nơi khác ở miền nam Ukraina, quân Nga cũng đã chiếm các khu vực Zaporizhzhia và Mykolaiv, cũng như một phần khu vực Kharkov ở phía đông Ukraina.

***

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Kiev sau khi thăm Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ngày 26-4, tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho biết, ông đã đồng ý với Ukraina về việc giúp sửa chữa nhà máy này sau khi nơi đây bị quân đội Nga kiểm soát vào những ngày đầu chiến sự.

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu giảm 2/3 sự phụ thuộc dầu mỏ và khí đốt của Nga vào cuối năm nay và tiến tới chấm dứt hoàn toàn vào cuối năm 2027. Thông tin này được Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của EU Paolo Gentiloni đưa ra khi trả lời phỏng vấn nhật báo Il Messaggero ngày 26-4. Nga là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho châu Âu. Năm 2020, Nga cung cấp 26% dầu mỏ nhập khẩu của châu lục này. Trong khi đó, khí đốt của Nga đáp ứng khoảng 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu.

***

Ngày 26-4, James Heappey, Bộ trưởng các Lực lượng vũ trang Anh khẳng định, không phải Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà là cộng đồng quốc tế đang hỗ trợ quân sự cho Ukraina. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, NATO đang tham gia vào một cuộc chiến ủy nhiệm với Nga. Trả lời Đài Sky News về phát biểu của ông Lavrov, ông Heappey nói: “Nỗ lực tài trợ này là do các quốc gia cùng phối hợp, nhiều nước trong số đó là từ NATO, nhưng những nước khác đến từ bên ngoài… Không phải NATO đang thực hiện viện trợ quân sự“.

***

Hãng tin TASS dẫn lời phó đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Dmitry Polyansky nói, hiện tại khó có khả năng đình chiến ở Ukraina. “Họ đã kêu gọi ngừng bắn. Chúng tôi mở các hành lang nhân đạo nhưng phía Ukraina không sử dụng. Chúng tôi không nghĩ ngừng bắn là một lựa chọn hiện nay bởi vì nó chỉ tạo cơ hội cho các lực lượng Ukraina tập hợp lại, dàn dựng các vụ khiêu khích như ở Bucha“, ông Polyansky giải thích.

Chính quyền Kiev áp lệnh giới nghiêm ban đêm, từ 22h tối đến 5h sáng hôm sau, để bảo vệ người dân trước “các hành động khiêu khích” của Nga. “Trong thời gian giới nghiêm, mọi người bị cấm ra đường và ở các nơi công cộng khác, bị cấm đi bộ hoặc các phương tiện vận chuyển“, Đài CNN dẫn lời ông Oleksandr Pavliuk, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự khu vực Kiev, nói ngày 25-4.

***

Theo Hãng thông tấn TASS, ngày 25-4, trả lời về khả năng tổ chức một cuộc gặp trực tiếp giữa các phái đoàn đàm phán hòa bình Nga và Ukraina, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko cho biết, các điều kiện vẫn chưa đủ để tổ chức. Theo ông Rudenko, một khi phía Ukraina đưa ra các bước đi có ý nghĩa để các cuộc đàm phán trực tiếp có thể tiến hành, thì khả năng đó sẽ được xem xét.

Chính quyền Kiev đã đe dọa rút khỏi các cuộc đàm phán hòa bình hoàn toàn, và thề sẽ “ngay lập tức” chiếm lại bất kỳ lãnh thổ nào dưới sự kiểm soát của Nga với sự trợ giúp của vũ khí từ phương Tây. Lần cuối hai bên đàm phán trực tiếp là ngày 29-3 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, theo Hãng thông tấn Sputnik của Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov xác nhận, tình hình trên thực địa sẽ quyết định các thỏa thuận hòa bình với Kiev.

***

Ngày 26-4 (theo giờ Việt Nam), phóng viên Will Vernon của Đài BBC đăng tải trên Twitter, cho biết, ông Vyacheslav Gladkov – thống đốc vùng Belgorod của Nga, địa phương giáp biên giới với Ukraina – khẳng định một ngôi làng nữa (làng thứ 2) bị pháo kích và 2 người dân địa phương bị thương, nhiều nhà cửa bị phá hủy. Trước đó, cũng nguồn tin từ vị thống đốc này cho biết, có một ngôi làng bị pháo kích nhưng không có người bị thương.

***

Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/4 cảnh báo sẽ đáp trả Anh thích đáng nếu các lời nói “kích động” của một quan chức nước này với Ukraina trở thành hiện thực. “Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc London trực tiếp kích động chính quyền Kyiv thực hiện những hành động như vậy, nếu chúng thành hiện thực, sẽ lập tức vấp phải sự đáp trả tương xứng từ Nga”, Sputnik dẫn tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Nga. “Như chúng tôi đã cảnh báo, lực lượng vũ trang Nga luôn sẵn sàng tiến hành các cuộc tấn công trả đũa có độ chính xác cao nhằm vào các trung tâm ra quyết sách có liên quan tại Kyiv”, cơ quan trên đe dọa.

Trước đó cùng ngày, ông James Heappey, Thứ trưởng Lực lượng Vũ trang Anh, nói với BBC rằng việc Ukraina tấn công các tuyến đường cung ứng hậu cần của Nga là việc “chính đáng”, cũng như khẳng định các vũ khí mà cộng đồng quốc tế cung cấp cho Ukraina có khả năng tấn công Nga.
*************

EU cáo buộc Nga \’tống tiền\’ bằng khí đốt

EU cáo buộc Nga sử dụng khí đốt như \”công cụ tống tiền\” sau khi tập đoàn Gazprom ngắt dòng chảy năng lượng tới Ba Lan, Bulgaria.

\”Thông báo của Gazprom rằng họ đơn phương ngừng cung cấp khí đốt cho khách hàng ở châu Âu là một nỗ lực nữa của Nga nhằm tống tiền chúng tôi bằng khí đốt. Điều này không chính đáng và không thể chấp nhận được, đồng thời một lần nữa cho thấy sự không đáng tin cậy của Nga với tư cách nhà cung cấp khí đốt\”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm nay tuyên bố.

Bình luận được đưa ra sau khi tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga thông báo cắt toàn bộ nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria do hai nước này không thanh toán hợp đồng bằng ruble.

Gazprom đã thông báo cho nhà điều hành khí đốt quốc doanh Bulgargaz của Bulgaria và công ty khí đốt PGNiG của Ba Lan về việc \”ngừng cung cấp khí đốt từ ngày 27/4 cho đến khi quá trình thanh toán được thực hiện\” bằng đồng ruble.

\"Chủ
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại trụ sở EU ở Brussels, Bỉ hôm nay. Ảnh: AFP.

Cả Ba Lan và Bulgaria, quốc gia gần như hoàn toàn phụ thuộc Nga về lượng khí đốt tiêu thụ hàng năm, cho biết đã được Gazprom thông báo về quyết định này trước đó một ngày.

\”Chúng tôi đã chuẩn bị cho kịch bản như vậy. Chúng tôi liên hệ chặt chẽ với tất cả quốc gia thành viên, đã và đang làm việc để đảm bảo các lô hàng thay thế và mức lưu trữ tốt nhất có thể trên khắp EU\”, bà von der Leyen nói thêm. \”Các quốc gia thành viên đã đưa ra kế hoạch dự phòng cho tình huống như vậy và chúng tôi phối hợp, đoàn kết với họ\”.

Bà cũng nói rằng nhóm điều phối khí đốt đang họp để vạch ra phản ứng của EU. \”Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác quốc tế để đảm bảo nguồn cung thay thế. Và tôi sẽ tiếp tục làm việc với các lãnh đạo châu Âu cũng như thế giới để đảm bảo an ninh năng lượng ở châu Âu\”, bà nói thêm.

Nga chưa bình luận về tuyên bố của bà von der Leyen.Theo AP, giá khí đốt châu Âu đã tăng 24% sau tuyên bố khóa van tới Ba Lan và Bulgaria của Gazprom, ngay cả khi thời tiết ấm hơn ở châu Âu, làm giảm nhu cầu sưởi ấm
*************

Nga ngừng cung cấp khí đốt tới Ba Lan và Bulgaria

\"Ba
Chụp lại hình ảnh,Ba Lan nhập khẩu khí đốt từ Nga qua đường ống Yamal

Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga Gazprom đã thông báo với Ba Lan và Bulgaria rằng họ sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt đến hai nước này từ hôm nay 27/04.

Công ty khí đốt nhà nước PGNiG của Ba Lan cho biết họ đã được thông báo rằng tất cả hoạt động vận chuyển khí đốt sẽ bị tạm dừng bắt đầu từ 8:00 ngày 27/04 theo giờ Trung Âu (tức 13:00 cùng ngày theo giờ Việt Nam).

Bộ Năng lượng Bulgaria cũng cho biết họ đã được thông báo rằng việc giao khí đốt sẽ bị ngưng từ 27/04.

Việc này diễn ra sau khi Nga tuyên bố các nước các \”không thân thiện\” phải bắt đầu trả tiền mua khí đốt bằng đồng rouble nếu không sẽ cắt nguồn cung.

Cả hai quốc gia đã từ chối thanh toán theo cách này.

PGNiG phụ thuộc vào Gazprom đối với nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, 53% lượng khí đốt nhập khẩu của họ là mua từ gã khổng lồ năng lượng này của Nga trong quý đầu tiên của năm nay.

PGNiG nói việc đình chỉ là vi phạm hợp đồng, đồng thời cho biết sẽ thực hiện các bước để khôi phục nguồn khí đốt.

Bulgaria phụ thuộc vào Gazprom với hơn 90% nguồn cung khí đốt trong nước được mua từ tập đoàn này. Quốc gia này cho biết họ đã tiến hành các bước để tìm nguồn cung thay thế nhưng hiện tại không yêu cầu phải có các hạn chế đối với vấn đề tiêu thụ.

Bộ Năng lượng Bulgaria cho biết họ đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng hiện tại với Gazprom cũng như đã thực hiện tất cả các khoản thanh toán theo yêu cầu.

Họ nói rằng hệ thống thanh toán mới mà phía Nga đề xuất đã vi phạm hợp đồng hiện tại.

Bộ Khí hậu Ba Lan cho biết nguồn cung cấp năng lượng của nước này đã được đảm bảo.

Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Ba Lan Anna Moskwa tuyên bố không cần thiết phải lấy khí đốt từ kho dự trữ và nguồn khí đốt cho người tiêu dùng sẽ không bị cắt giảm.

Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Marcin Przydacz cho biết nước này đã chuẩn bị cho khả năng Nga hạn chế việc xuất khẩu khí đốt bằng cách đa dạng hóa nguồn cung.

\”Tôi khá chắc là chúng tôi sẽ giải quyết được tình hình này\”, ông nói với BBC.

Ông Przydacz nói thêm rằng việc cắt nguồn khí đốt chứng tỏ Moscow \”không phải là một đối tác đáng tin cậy trong bất kỳ hình thức kinh doanh nào\” và kêu gọi các quốc gia Châu Âu khác như Đức ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga.

Ba Lan đã có kế hoạch ngưng nhập khẩu khí đốt của Nga vào cuối năm nay, khi hợp đồng cung cấp dài hạn với Gazprom hết hiệu lực.

PGNiG cho biết kho khí đốt ngầm của họ đã đầy gần mức 80% và trong bối cảnh sắp đến mùa hè thì nhu cầu sử dụng khí đốt sẽ thấp hơn.

Ba Lan cũng có các nguồn cung cấp thay thế, trong đó bao gồm một trạm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Swinoujscie.

Ngày 01/05 tới, một đường ống khí đốt mới với Lithuania cũng sẽ được đưa vào hoạt động, giúp Ba Lan tiếp cận khí tự nhiên hóa lỏng của Lithuania.

Và một đường ống mới cung cấp khí đốt từ Na Uy, với tên gọi \”Đường ống Baltic\”, sẽ đi vào hoạt động vào tháng 10. Đường ống này sẽ đạt công suất tối đa vào cuối năm nay và có thể thay thế tất cả các nguồn cung của Nga.

Nguồn hình ảnh, Getty ImagesChụp lại hình ảnh,

Nhà máy lọc dầu Mazeikiai ở Lithuania. Nước này đã tuyên bố ngưng nhập khí đốt từ Nga

Phân tích của Adam Easton, phóng viên BBC tại Warsaw, Ba Lan

Việc cắt nguồn cung cấp khí đốt không có nghĩa là Ba Lan ngay lập tức sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Trong những năm gần đây, Ba Lan đã giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, hiện nước này mua khí tự nhiên hóa lỏng từ Qatar, và các đường ống khí đốt kết nối quốc gia này với thị trường Châu Âu. Thêm vào đó, mùa đông, thời gian cần dùng khí đốt để sưởi ấm đã qua nên nhu cầu tiêu thụ thấp hơn.

Nhưng Gazprom là nhà cung cấp hơn một nửa lượng khí đốt nhập khẩu của Ba Lan. Đây là một lỗ hổng lớn cần được lấp đầy.

Và Ba Lan không phải là quốc gia duy nhất trong EU hiện đang tìm cách ngừng mua năng lượng từ Nga.

Có rất nhiều sự cạnh tranh trên thị trường cung cấp khí đốt vốn chặt chẽ. Khi nhu cầu sưởi ấm bắt đầu trở lại vào mùa thu và nhu cầu tiêu thụ tăng lên, Ba Lan có thể phải đối mặt với vài tháng khó khăn để đảm bảo đủ nguồn cung.

Và nếu như vậy, họ có thể phải hạn chế cung cấp cho những khu công nghiệp lớn.

Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của EU.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã cam kết không sử dụng năng lượng của Nga để đáp trả cuộc xâm lược của nước này nhằm vào Ukraine.

Mỹ đã tuyên bố cấm hoàn toàn việc nhập khẩu dầu, khí đốt và than đá của Nga.

Trong khi đó, Anh sẽ bỏ việc tiêu thụ dầu của Nga theo từng giai đoạn trước thời điểm cuối năm nay, sau đó là khí đốt sớm nhất có thể, và EU sẽ giảm 2/3 lượng nhập khẩu khí đốt.
***************

Đức bất ngờ đổi ý, chuyển vũ khí hạng nặng cho Ukraine


Bộ Quốc phòng Đức thông báo, nước này đã nhất trí chuyển giao hệ thống pháo phòng không tự hành cho Ukraine, động thái đánh dấu sự thay đổi lớn về quan điểm của Berlin đối với viện trợ quân sự cho Kiev.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã công bố cam kết viện trợ hệ thống phòng không Gepard cho Ukraine tại một cuộc họp của các quan chức quân sự quốc tế ở căn cứ không quân Ramstein ngày 26/4. Ông Lambrecht cho biết, loại vũ khí này \”chính xác là những gì Ukraine đang cần để bảo vệ không phận từ dưới mặt đất\”.

\"he-thong-phong-khong-gepard-duoc-trang-bi-hai-khau-phao-35mm-anh-reuters-b2a87e573f3c4cbca6ba55e4733952ce\"/
Hệ thống phòng không Gepard được trang bị hai khẩu pháo 35mm. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, đây là lần đầu tiên Đức đồng ý cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev để chống lại chiến dịch quân sự của Nga. Hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard đã bị loại bỏ dần khỏi các hoạt động quân sự ở Đức vào năm 2010.

Berlin ban đầu từ chối các lời kêu gọi cung cấp vũ khí cho Kiev và chỉ nhất trí trợ giúp nhân đạo cũng như thiết bị y tế. Cách tiếp cận đó phù hợp với chính sách kéo dài hàng thập kỷ qua của Đức là không cung cấp vũ khí sát thương cho các khu vực đang có chiến sự.

Chỉ vài tháng trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tấn công Ukraine, chính phủ mới của Đức khi đó đã đồng ý đưa chính sách hạn chế xuất khẩu vũ khí vào thỏa thuận liên minh của họ. Tuy nhiên, đối mặt với áp lực từ các đồng minh và công chúng, Berlin buộc phải điều chỉnh các quy định.

Cuối tháng 2, Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố, Đức sẽ bắt đầu chuyển giao một số vũ khí cho Ukraine, mặc dù tại thời điểm đó, ông kiên quyết gọi chúng là trang thiết bị \”phòng thủ\”. Ông Scholz cũng cho biết, Đức sẽ bắt đầu bơm thêm tiền cho các lực lượng vũ trang trong nước. Khoản đầu tư đầu tiên như vậy đã được xác nhận công khai vào tháng trước, khi Đức nói sẽ mua 35 máy bay chiến đấu F-35A do Mỹ sản xuất.

Tuần trước, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho hay, trong khi \”các đối tác khác hiện cung cấp pháo\” cho Ukraine, nước này sẽ \”giúp đào tạo và bảo trì\”. Theo bà Baerbock, Đức không thể cung cấp thêm khí tài vì nước này không có vũ khí nào có thể \”chuyển giao nhanh chóng và không bị chậm trễ ngay hiện tại\”.

\”Chúng tôi đã gửi các vũ khí chống tăng, tên lửa phòng không Stingers và nhiều loại vũ khí khác mà chúng tôi chưa đề cập đến một cách công khai”, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Đức tiết lộ thêm.
*************

 * Sáng sớm nay (27/4), một loạt tiếng nổ lớn vang lên ở ba tỉnh của Nga, giáp với biên giới Ukraine. Cùng thời điểm, một kho đạn ở tỉnh Belgorod của Nga cũng bốc cháy.

\"binh-si-ukraine-phong-ten-lua-anh-epa-d80daf2497ab43f49eb0e6bca6bcd9b3\"/
Binh sĩ Ukraine phóng tên lửa. Ảnh: EPA

Theo hãng tin Reuters và CNN, ông Roman Starovoy – Thống đốc tỉnh Kursk của Nga nói, vào khoảng 2h45 sáng nay giờ địa phương, người dân đã nghe thấy nhiều tiếng nổ. Hiện, thông tin chi tiết về những tiếng nổ đang được làm rõ nhưng không có thương vong hay thiệt hại nào.

Vụ nổ ở tỉnh Kursk, giáp biên giới Ukraine, diễn ra hai ngày sau khi hai máy bay không người lái của Ukraine bị đội phòng không Nga bắn rơi ở làng Borovskoye. 

Tại Voronezh, trung tâm hành chính của một tỉnh giáp với Ukraine, hai tiếng nổ lớn đã vang lên vào khoảng 4h40 sáng và nhà chức trách đang tiến hành điều tra. Voronezh cách biên giới Ukraine hơn 100km và là một trung tâm quân sự, giao thông lớn của Nga. 

Thống đốc tỉnh Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết, một đám cháy đã bùng lên tại kho đạn ở gần làng Staraya Nelidovka, cách biên giới Ukraine khoảng 40km. Ngọn lửa đã được dập tắt và không có dân thường nào bị thương.

Trong tháng này, Nga đã cáo buộc Ukraine tấn công một kho chứa nhiên liệu ở Belgorod và nổ súng vào một số ngôi làng trong tỉnh này. Tỉnh Belgorod giáp với các khu vực Luhansk, Sumy và Kharkiv của Ukraine. 

Giới chức tỉnh Belgorod đã kéo dài cảnh báo đe dọa khủng bố ở mức cao tới ngày 10/5 và yêu cầu người dân không tập trung đông người, mang theo giấy căn cước khi ra ngoài. Ngoài ra, việc bắn pháo hoa tại đây cũng bị cấm. 

Giới chức Nga thường cáo buộc Ukraine tăng cường các vụ tấn công xuyên biên giới nhằm vào kho nhiên liệu và các cơ sở quân sự. Tuy nhiên, các cơ quan chính phủ Ukraine cho rằng những tuyên bố của Nga là nhằm khởi dậy tinh thần chống Ukraine. 

Trong diễn biến mới nhất liên quan tới cuộc chiến Ukraine và Nga, Chủ tịch mạng lưới đường sắt Ukraine   Oleksandr Kamyshin cho hay, khoảng 6h45 ngày 26/4, vụ tấn công thứ hai bằng tên lửa xảy ra ở cây cầu đường sắt và đường bộ nối thành phố cảng Odessa của Ukraine với phía tây nam của nước này. Tuy nhiên, may mắn là không có nhân viên đường sắt nào bị thương. Hôm qua, cây cầu này cũng bị trúng tên lửa. 

 Cây cầu bị tấn công khiến đường kết nối duy nhất giữa Odessa và phần còn lại của đất nước bị cắt đứt. 

Ukraine để mất nhiều khu vực ở miền đông 

 Lực lượng vũ trang Ukraine mới đây thừa nhận, đã mất quyền kiểm soát một số thị trấn, làng mạc ở phía đông đất nước khi Nga đẩy mạnh tấn công trên bộ.  

 Một phát ngôn viên quân sự Ukraine hôm nay (27/4) nói, giao tranh ác liệt vẫn đang diễn ra ở ba mặt trận và lực lượng Nga được tăng cường và tiếp tế từ các căn cứ bên trong nước Nga. 

 Dù mất kiểm soát một số khu vực, giới chức Ukraine cho biết, binh sĩ nước này đã đẩy lùi được 9 cuộc tấn công của Nga ở vùng Donetsk và Luhansk, phá hủy 9 xe tăng và 11 hệ thống pháo của Nga. 

Nga tấn công mạnh Ukraine từ ba hướng

Tin từ quân đội Ukraine cho biết, từ phía bắc, các đơn vị của Nga đang tấn công theo hướng Barkinove – một thị trấn ở phía nam Izium và chiếm được làng Zavovdy, nơi các cuộc giao tranh đã diễn ra vài ngày. Ukraine cũng thừa nhận Nga đã chiếm được vùng ngoại ô của khu định cư Velyka Komyshuvakha, ở cùng khu vực.  

Từ phía đông, quân Nga đã giành quyền kiểm soát thị trấn Zarchine và bắt đầu tấn công Yampil Người phát ngôn trên cho biết thêm, các cuộc tấn công của Nga cũng tập trung vào các khu vực Severodonetsk, Popasna và Kurakhiv. Quân đội Nga cũng đã nắm quyền kiểm soát khu định cư Novotoshkivske và đang cố gắng tiến xa hơn về phía tây.

Tại phía nam, quân Nga đang cố củng cố một cây cầu trên bộ nối các vùng ven biển của Ukraine với Crưm.

Bài Liên Quan

Leave a Comment