Khí hóa lỏng: Đức khánh thành trạm tiếp nhận khí LNG đầu tiên

Đăng ngày: 17/12/2022

\"\"
\"\"
Tàu chở khí hóa lỏng \”Hoegh Esperanza\” ở Wilhelmshaven, miền bắc nước Đức, ngày 16/12/2022, một hôm trước ngày Đức khánh thành trạm nhập LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) đầu tiên của đất nước. © Michael Sohn / AP

Thanh Hà

Trong chưa đầy 200 ngày Đức hoàn tất trạm tiếp nhận khí hóa lỏng (LNG/GNL) đầu tiên. Hoegh Esperanza  là tàu chở LNG đầu tiên cập cảng Wilhelmshaven bờ Biển Bắc hôm 17/12/2022. Cắt băng khánh thành, thủ tướng Olaf Scholz nhấn mạnh hơn một chục trạm tiếp nhận khí hóa lỏng tương tự sẽ nhanh chóng được cho ra đời. Trong tương lai, ngành công nghiệp của Đức không còn bị phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Là một trong những hành khách trên tàu Esperanza, sáng nay thủ tướng Olaf Scholz đã cắt băng khánh thành trạm tiếp nhận khí hóa lỏng đầu tiên trên lãnh thổ Đức. Con tàu chở một lượng khí đốt đủ để bảo đảm nhu cầu tiêu thụ cho 50.000 hộ gia đình trong vòng 1 năm. Đây là khí hóa lỏng Đức mua vào của Nigeria. Từ nay đến cuối năm trạm tiếp nhận nổi Wilhelmshaven sẽ đón thêm 5 tàu LNG tương tự.

Berlin kỳ vọng trạm đầu tiên này là nơi cung cấp khoảng 60 tỷ mét khối khí đốt cho Đức một năm, tương đương với khoảng 1/3 nhu cầu của cả nước về khí đốt. Chính phủ Đức dự trụ xây dựng thêm 13 trạm tiếp nhận khí hóa lỏng trong một vài năm sắp tới.

Cho đến trước khi chiến tranh Ukraina bùng nổ, Đức hoàn toàn lệ thuộc vào hệ thống các đường ống dẫn khí. Từ tháng 2/2022 đến nay, do các nguồn cung cấp năng lượng của Nga cạn dần dưới tác động của các biện pháp trừng phạt mà Âu, Mỹ ban hành. Đức đã phải chuyển sang nhập khẩu khí đốt qua ngả các hải cảng của Bỉ, Hà Lan và Pháp.

Giới trong ngành nhận định Berlin tuy đã hoàn tất dự án trạm Wilhelmshaven trong một thời gian ngắn kỷ lục, chưa đầy 200 ngày và đã sẵn sàng để xây dựng thêm nhiều cơ sở tương tự. Trở ngại lớn nhất là tới nay Đức vẫn chưa tìm được các nguồn cung cấp LNG tầm cỡ để bảo đảm cho nhu cầu tiêu thụ nội địa. Qatar vẫn đang đặt điều kiện với chính phủ Đức và vừa dành ưu tiên ký hợp đồng với các đối tác Trung Quốc.

Tập đoàn dấu khí ConocoPhillips của Mỹ và Qatar đồng ý cung cấp khí hóa lỏng cho Đức qua trạm Wilhelmshaven ở Biển Bắc kể từ năm 2026. Trước mắt Berlin đề ra mục tiêu cắt giảm tiêu thụ năng lượng và nhất là giảm mức tiêu thụ khí đốt đến 20 % thay vì 13 % như hiện tại.

Bài Liên Quan

Leave a Comment