Vị thế Erdogan gia tăng từ cuộc chiến Ukraine

March 6, 2023

\"\"

Cuộc chiến Ukraine nổ ra vào thời điểm ông Erdogan đang đối mặt nhiều rủi ro chính trị. Tỷ lệ ủng hộ ông trong các cuộc thăm dò đã sụt giảm mạnh, khi nỗi bất mãn trong nước về cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tăng.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã gây bất ổn toàn cầu trong năm qua, nhưng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan đang gặt hái nhiều lợi thế từ đó.

Đối với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, mối quan hệ đặc biệt của ông với cả châu Âu và Nga đã biến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc có vai trò quan trọng trong các nỗ lực trung gian hòa giải.

“Chúng tôi quyết định nên trở thành những nhà môi giới quyền lực”, Ilnur Cevik, cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao của Tổng thống Erdogan, đề cập tới các cuộc thảo luận của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu năm ngoái, khi Nga thất bại trong nỗ lực “đánh nhanh thắng nhanh” ở Ukraine và hai bên liên tục tổ chức đàm phán. “Mọi người đều nhận thấy đây là thời của chúng tôi”.

\"\"
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Volodymyr Zelensky

Cuộc chiến Ukraine nổ ra vào thời điểm ông Erdogan đang đối mặt nhiều rủi ro chính trị. Tỷ lệ ủng hộ ông trong các cuộc thăm dò đã sụt giảm mạnh, khi nỗi bất mãn trong nước về cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tăng.

Dấu hiệu đầu tiên cho bước ngoặt của ông Erdogan đến vào những tuần đầu cuộc chiến, khi những chiếc máy bay không người lái (UAV) tự sát Bayraktar TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất liên tục tập kích các đoàn xe quân sự Nga, giúp Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công vào Kiev. Hình ảnh về những cuộc tập kích bằng UAV Bayraktar đã trở thành biểu tượng cho sức kháng cự của Ukraine.

Những chiếc UAV Bayraktar lập tức giúp nâng vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế, vốn suy yếu trong những năm gần đây. Các nghị sĩ quốc hội Mỹ đã kêu gọi Ankara gửi thêm UAV cho Ukraine. Dù lợi nhuận mà Thổ Nhĩ Kỳ thu về khá nhỏ, bởi UAV Bayraktar chỉ có giá khoảng 5 triệu USD mỗi chiếc, nó đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp vũ khí của Ankara.

Khi Nga bế tắc trong nỗ lực bao vây Kiev trong tháng 3/2022, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận thấy cơ hội trở thành bên trung gian đàm phán giữa Nga, Ukraine và phương Tây.

Kể từ thời điểm then chốt đó, Tổng thống Erdogan đã tận dụng vai trò ngoại giao của mình. Trao đổi với Putin vài lần mỗi tháng, Erdogan kêu gọi Nga chấp nhận đàm phán hòa bình, đồng thời giúp giảm thế cô lập của Điện Kremlin và làm dịu tác động từ các đòn trừng phạt của phương Tây.

Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng thường xuyên nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ông từng đến thăm Ukraine vài tuần trước khi xảy ra cuộc xâm lược và một lần nữa vào tháng 8 năm ngoái, giúp giành được tín nhiệm từ các quan chức Ukraine.

Khả năng đối thoại với các bên đã giúp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo vị trí trung gian cho một số đột phá ngoại giao, gồm thỏa thuận mở lại các cảng Biển Đen của Ukraine để nối lại xuất khẩu ngũ cốc và trao đổi hàng trăm tù binh giữa Nga và Ukraine.

Bài Liên Quan

Leave a Comment