Kim Jong Un & xe lửa bọc thép

September 13, 2023

Kim Jong Un xuống tàu tại Nga

Trong cuộc chiến xâm lăng Ukraine, Nga mặc dù đã tăng tốc cực đại nền công nghiệp quan sự của mình, vẫn lâm tình trạng thiếu vũ khí, đạn dược nặng nề. Chú lùn nay đang trở thành một cứu tinh, vì chú bất chấp tất cả, từ danh dự, thể diện đến luật quốc tế.

Kim Jong Un lên đường sang Nga. Chú này vốn sợ chết nên ưu tiên đi tàu hỏa bọc thép mà ông và cha chú đã đóng riêng cho họ. Đoàn tàu này thân bọc thép chịu được đạn chống tăng, kính chắn đạn, sàn chịu được mìn nên nặng đến mức chỉ đi được tối đa 60 km/giờ. Bên trong con tàu là cả một sự xa xỉ kiểu bạo chúa. Một kho thực phẩm ướp lạnh chứa tất cả các loại khoái khẩu đắt tiền, từ rượu champagn Cristal, cognac Hennessy, vang Bordeaux, phô mai Thụy Sĩ, tôm hùm tươi… Phục vụ trên tàu toàn là những cô gái trẻ đẹp.

Triều đình nhà Kim đã cho đóng tất cả là 90 toa tàu bọc thép loại này để khi đi đường chia thành ba đoàn tàu, tàu nào cũng dài 200-250 m và có hai đầu kéo. Đoàn tàu đi trước tất nhiên là để kiểm tra các loại chướng ngại vật hoặc bom mìn. Còn Un ngồi trong toa nào của hai đoàn tàu sau là vấn đề hóc búa cho bất cứ ai muốn sát hại chú.


Ông bố Kim Jong Il suốt đời chỉ đi tàu, thậm chí ông ta qua đời trên tàu vào cuối năm 2011. Năm 2001, ông ta phải ngồi tàu 10 ngày liền để đến Moscow gặp Putin.


Chú “trời con” Kim Jong Un thì không sợ máy bay như bố nên tháng 6/2018 đã bay sang Singapore gặp ông bạn Trump. Chiếc chuyên cơ IL-86 mang tên “Chammae-1”, kiểu như Airforce One bay về hướng Singapore, nhưng trong đó không có Un. Mục đích của nó chỉ là để thu hút các loại sát thủ trên đời này nhắm vào nó.


Còn chú Un ngồi trên một chiếc phi cơ khác của Air China. Cơ quan theo dõi không lưu “Flightradar24.com” đã thấy chiếc máy bay này bay đi Bắc Kinh. Nhưng giữa đường nó đổi thành máy bay khác, chuyển hướng bay đi Singapore. Cứ y như điệp viên 007, ngồi trên máy bay vẫn thấy nhột nhột.


Vậy nên mỗi lần sang Trung Quốc, sang Nga hay đi Việt Nam, như năm 2019 gặp ông bạn Trump lần hai, chú Ủn đều đi tàu hỏa. Quãng đường sang Hà Nội dài 4.500 km tàu chậm của chú bò mất bốn ngày. Đường sắt đến Bắc Kinh dưới 800 km chỉ cần một ngày.

Tuy lâu nhưng ngồi giữa đám gái đẹp uống rượu Tây thì cũng còn đáng tiêu khiển. Nếu đi Moscow tàu phải bò mất 10 ngày nên chú hơi nản.

Thế là hai lần đi thăm Putin chú Un đều chọn Vladivostok ở Viễn Đông nước Nga làm đích đến thăm. Như kiểu: Con đến thăm nhà bác nhưng chỉ ngồi ở phòng thường trực ngoài cổng, sân nhà bác rộng quá. Phiền bác ra gặp con.

Quãng đường Bình-Nhưỡng – Vladivostok 1.000 km chú Un phải đi hơn một ngày mới đến. Mọi việc bị ém nhẹm như mèo dấu cứt. Putin chiều chú Ủn, phải bay gần 7.000 Km sang Vladivostok.


Để thiên hạ không nói là mình chiều thằng oắt, ông ta bảo: Cháu cứ sang ngồi ở phòng thường trực, bác sẽ đến đó nói là dự hội nghị của đám nhân viên bảo vệ, sẵn gặp cháu luôn. Thế là Putin bay xuyên 8 múi giờ sang Vladivostok dự cái gọi là diễn đàn kinh tế Vladivostok. Xong là chạy ra gặp Un.


Việc gì mà cả hai gã đều phải khổ sở như vậy? Ai cần ai trong vụ này? Đây chính là sự đảo điên của lịch sử.

Một gã khổng lồ về quân sự như Nga, đang đòi làm siêu cường trở lại, giờ đây cần đến vũ khí, đạn dược của một thằng lùn, được mình chăm bẵm từ hơn 80 năm qua.

Trong cuộc chiến xâm lăng Ukraine, Nga mặc dù đã tăng tốc cực đại nền công nghiệp quan sự của mình, vẫn lâm tình trạng thiếu vũ khí, đạn dược nặng nề. Chú lùn nay đang trở thành một cứu tinh, vì chú bất chấp tất cả, từ danh dự, thể diện đến luật quốc tế. Trung Quốc, Iran hoặc thậm chí cả nước Thổ có thể cung cấp cái nọ cái kia cho Nga, nhưng vừa làm vừa sợ. Ít ra đám này vẫn còn thể diện phải giữ.


Un thì bất chấp, vớ đươc ông bố đang chết khát là mang nước sang “bán”. Bán chứ không biếu và lại vòi thêm ít viện trợ.

Bố khỉ, con với chả cái.

Thọ Nguyễn

Bài Liên Quan

Leave a Comment